Mướp đắng
Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.Vìcó vị đắng đặc trưng nên nhiều người khôngthích ăn mướp đắng.
Ảnh minh họa
Mướp đắng được coi là một vị thuốc tự nhiên giúp làm giảm lượng đường trong máu ở những người bệnh tiểu đường tuýp 2. Loại quả này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thường tế bào do các gốc tự do gây ra.
Có thể dùng mướp đắng nấu lấy nước tắm cho trể để trị mẩn ngứa.
Trong hạt mướp đắng có một loại chất ức chế protease giúp ức chế các tế bào k bài tiết protease từ đó ngăn chặn quá trình dịch chuyển của các tế bào bệnh và không cho chúng xâm lấn sang các vùng khác.
Ngải cứu
Ngải cứu cũng là một loại rau có vị đắng mang lại nhiều loại ích cho sức khỏe. trong đông y, ngải cứu được lựa chọn để trị bệnh đau khớp, viêm khớp, giảm các cơn đau bụng.
Theo một số nghiên cứu khoa học, loại rau này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào K nhờ chất artmisnin.
Cải xoăn
Cải xoăn có vị đắng nhẹ không phải ai cũng thích nhưng nó thực sự tốt cho sức khỏe. cải xoăn chứa nhiều vitamin a, c và canxi. loại rau này có chứa nhiều chất chống oxy hóa khác như carotenoid, flavonoid giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh tật. nó cũng là thực phẩm giúp giải độc gan.
Các loại rau đắng
Các loại rau có vị đắng như cải tàu bay, rau diếp đắng, rau bồ công anh, củ cải trắng có tác dụng bảo vệ gan, giúp kiểm soát cholesterol, lượng đường trong máu và chuyển hóa chất béo.
Trà xanh
Trà xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch. Nó có vị đắng tự nhiên do có chứa chất catechin và polyphenol.
Sử dụng 2 ly trà xanh mỗi ngày có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe.
Vỏ cam, quýt
Các loại trái cây có múi như cam, quýt, chanh thường chứa nhiều vitamin C, tốt cho cơ thể. Phần vỏ của chúng có chứa nhiều tinh dầu cũng mang đến những lợi ích nhất định. Vị đắng của vỏ xuất phát từ flavonoid. Nó có tác dụng bảo vệ quả khỏi sâu bệnh.
Hàm lượng flavonoid trong vỏ nhiều hơn các phần khác của trái cây. Bạn có thể sử dụng vỏ cam, quýt làm trà hoặc thêm vào các món ăn để tăng hương vị cũng như tốt cho sức khỏe.
Cacao
Bột cacao được làm từ hạt của cây cacao và nó có vị đắng. Nó thường được dùng để làm các món tráng miệng và là thành phần chính của chocolate.
Nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y tế Quốc gia cho thấy người ăn chocolate 5 lần/tuần có ít nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người không sử dụng loại thực phẩm này. Cacao chứa chất polyphenol và các chất chống oxy hóa hỗ trợ mở rộng mạch máu, giảm viêm, bảo vệ tim mạch. Đây cũng là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất vi lượng như đồng, mangan, magie và sắt.
Bột cacao nguyên chất (không đường), cacao hạt, chocolate đen chứa nhiều chất chống oxy hóa, ít đường là những thực phẩm lành mạnh, tốt cho cơ thể.
Cà phê
Cà phê là loại đồ uống được tiêu thụ rộng rãi trên thế giới. tùy theo từng loại hạt cà phê và cách chế biến mà nó có vị đắng nhẹ hay mạnh.
Cà phê chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng caffein trong cà phê giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn thần kinh như bệnh alzheimer và parkinson.
Lưu ý, sử dụng quá nhiều đường, sữa để át đi vị đắng của cà phê hay cacao có thể khiến bạn bị tăng cân, tích mỡ thừa và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
Theo Xe và Thể thao
Link bài gốc Lấy link
https://xevathethao.vn/uncategorized/8-thuc-pham-dang-ngat-nhung-la-mo-vang-chat-bo-giup-giai-doc-ngua-benh.htmlTheo Xe và Thể thao
Chủ đề liên quan:
ca cao cà phê cải xoăn khổ qua mướp đắng mướp đắng ngải cứu trà xanh vỏ cam vỏ quýt