Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

92 người liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở TP.HCM đều âm tính với SARS-CoV-2

Ngày 1/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 92 người (gồm 87 người cư trú tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1 và 5 nhân viên cửa hàng tiện lợi) đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV- 2.

Đây là những người có liên quan đến bệnh nhân 92 - bệnh nhân tái dương tính trở lại thứ 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi bệnh nhân 92 dương tính trở lại với virus SARS-CoV- 2, chính quyền địa phương đã phong tỏa toàn bộ Lô B của Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, lấy mẫu xét nghiệm của 87 cư dân chung cư và 5 nhân viên của cửa hàng tiện lợi có tiếp xúc với bệnh nhân. Đến ngày 1/5, toàn bộ 92 mẫu xét nghiệm đều có kết quả âm tính.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, kết quả này cho thấy bệnh nhân 92 không lây bệnh cho những người sống xung quanh. Trên cơ sở đó, người dân trong chung cư có thể sinh hoạt bình thường nhưng vẫn phải tự theo dõi sức khỏe, mang khẩu trang liên tục, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc gần với người khác. Riêng các hộ gia đình tại tầng lầu có căn hộ của bệnh nhân lưu trú, ngành y tế đề nghị tiếp tục cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe, giám sát chặt chẽ hơn trong những ngày tới.

Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Bí thư Đảng ủy phường Đa Kao, Quận 1 cho biết, địa phương đã nhận được kết quả xét nghiệm âm tính đối với 92 trường hợp liên quan đến bệnh nhân 92. Tuy nhiên, hiện Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu vẫn đang tiếp tục được phong tỏa. “Chúng tôi đang chờ kết quả xét nghiệm lần 2 từ Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, nếu tất cả âm tính với virus SARS-CoV- 2 mới có thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với chung cư này”, bà Hương chia sẻ.

Trước đó, bệnh nhân 92 sau khi được công bố khỏi bệnh ngày 14/4 đã thuê 1 căn hộ tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu phường Đa Kao Quận 1 để cư trú. Trong thời gian tự theo dõi 14 ngày sau xuất viện, bệnh nhân tuân thủ nghiêm túc việc cách ly, không tiếp xúc với người tại chung cư. Sau 2 lần xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 5 và thứ 10 sau xuất viện, bệnh nhân có đeo khẩu trang, đến cửa hàng tiện lợi gần chung cư để mua một số đồ dùng cá nhân với thời gian rất ngắn.

Ngay sau khi ghi nhận kết quả dương tính trở lại (mẫu bệnh phẩm ngày thứ 15 sau xuất viện), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố và Trung tâm Y tế Quận 1 đã chuyển bệnh nhân trở lại Bệnh viện dã chiến Củ Chi để cách ly điều trị, đồng thời thực hiện điều tra dịch tễ các trường hợp tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm khẩn các trường hợp tiếp xúc, toàn bộ người dân các căn hộ trong chung cư và vệ sinh khử khuẩn toàn khu vực.

Từ đầu mùa dịch đến ngày 1/5, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo dõi 47 bệnh nhân xuất viện có địa chỉ cư ngụ tại Thành phố; trong đó đã có 35 người đã hoàn thành cách ly tại nhà (đủ 14 ngày sau xuất viện) và có kết quả xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, Thành phố cũng ghi nhận 4 trường hợp tái dương tính trở lại với virus SARS-CoV- 2. Trong đó, 2 trường hợp tái dương tính vào ngày thứ 5 sau xuất viện, 1 trường hợp tái dương tính vào ngày thứ 9 sau xuất viện và 1 trường hợp tái dương tính vào ngày thứ 15 sau khi xuất viện.

Trước tình hình có nhiều trường hợp tái dương tính sau xuất viện, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thực hiện giám sát ngoại trú hàng ngày các trường hợp này thông qua việc lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày cho đến ngày thứ 30 sau xuất viện. Ngoài ra, trong số 47 trường hợp trên, có 9 trường hợp đến nay đã xuất viện trên 30 ngày sẽ được lấy mẫu giám sát lại lần nữa.

Song song đó, ngành Y tế Thành phố cũng nhắc nhở và tiếp tục yêu cầu các bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối các quy định cách ly tại nhà trong 14 ngày. Luôn đeo khẩu trang, ở trong phòng, không tiếp xúc với người khác. Những trường hợp không tuân thủ được quy định hoặc không thể (do điều kiện sinh hoạt…) thì buộc phải cách ly tập trung.

Những trường hợp đã tuân thủ cách ly đủ 14 ngày sau xuất viện, có kết quả xét nghiệm ngày thứ 15 âm tính, vẫn thuộc diện có nguy cơ cao cho cộng đồng, ngoài việc tiếp tục giám sát hàng ngày bằng xét nghiệm, ngành y tế yêu cầu những trường hợp này không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết, luôn đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc và không tiếp xúc gần với người khác, tự theo dõi sức khỏe cho đến đủ 30 ngày sau xuất viện.

Đinh Hằng  (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/92-nguoi-lien-quan-den-benh-nhan-tai-duong-tinh-o-tphcm-deu-am-tinh-voi-sarscov2-20200501181340575.htm)

Tin cùng nội dung

  • “Bệnh nhân mắc bệnh trĩ được tôi chữa trị ngoài việc uống Thu*c theo liều lượng còn phải đội lên đầu lá thầu dầu.
  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY