Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ấu ta - Vị Thuốc chữa nhiều bệnh

Ấu ta còn có tên hạt dẻ nước, trồng nhiều trong hồ, ao, đầm... Quả có vào tháng 7-9, thu hái đúng lúc quả chưa quá già, chưa bị rụng xuống bùn.

Ấu nước (Trapa natans L. var puminla Nakanô) thuỷ sinh, khá to, có ở từ Hà Nội đến Quảng Nam. Quả nhiều bột làm thức ăn, lương thực và làm Thuốc. Củ ấu chín chứa anbumin, chất béo, chất đường; vitamin B1, B2, PP, C; Ca, Mn, P. Chất AH13 chiết được dùng hỗ trợ điều trị ung thư.

Theo Đông y, củ ấu tươi vị ngọt mát, tính bình. Có công dụng thanh nhiệt làm tiết nước bọt, chống khát, giải độc rượu, giải thử. Bột ấu già bổ tỳ vị, mạnh đầu gối, chắc cơ lưng, kiện lực ích khí. Vỏ ấu chữa u, cục ngoài da, kháng ung thư.

Ấu ta ngon bổ, dùng làm thực phẩm và làm Thuốc, thu hái đúng lúc quả chưa quá già, chưa bị rụng xuống bùn.

Phòng chống bệnh mùa hè do thử nhiệt, tổn thương tân dịch, sốt đổ mồ hôi, háo khát, người mỏi mệt không muốn ăn: thịt củ ấu non 30g, gạo tẻ 50g (xay nhuyễn). Nấu cháo ăn hàng ngày.

Miệng khô háo khát: ấu non tươi 10-15, củ bỏ vỏ ăn sống cho đến khi hết khô khát.

Chữa miệng khô khát, mệt mỏi sau khi uống rượu: ấu non tươi 100-150g bỏ vỏ lấy thịt, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội uống. Hoặc nhai sống thịt củ ấu. Người hay uống rượu nên thường xuyên ăn uống các món làm từ củ ấu để giảm bớt độc hại của rượu.

Chữa tỳ hư, tiêu chảy: ấu già cả vỏ 150g rửa kỹ nấu chín, bóc vỏ ăn thịt, uống nước.

Chữa trĩ chảy máu, kinh nguyệt ra nhiều: ấu tươi non 250g bỏ vỏ giã nát, vắt lấy nước, hoà thêm nước đun sôi để nguội uống 2 lần trong ngày.

Tỳ vị hư nhược: thịt củ ấu 50g, bạch truật 15g, hồng táo 15g, sơn tra 10g, sơn dược 10g, màng mề gà 6g, cam thảo chế 4g. Sắc uống.

Chữa viêm loét dạ dày: thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g. Tất cả nấu cháo, thêm ít mật ong để ăn.

Chữa nhiệt phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g, câu kỷ tử 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.

Bồi dưỡng sức khoẻ, tăng sức đề kháng, dễ tiêu hoá: nấu cháo, chè củ ấu, củ ấu xào thịt gà, lòng, nấm hương, mộc nhĩ...

U, cục ngoài da: cuống củ ấu tươi xát nhẹ lên chỗ u cục mỗi lần vài phút. Ngày 5-6 lần. Mỗi đợt 10-15 ngày.

Ung thư (K) thực quản, K cổ tử cung, K tuyến vú: củ ấu 30-60g, ý dĩ 30g nấu canh ăn. Ăn liền trong vài tháng.

Hoặc dùng hoa quả, cuống hoặc lá ấu 60g, ý dĩ 30g. Sắc uống thay trà.

K tử cung, dạ dày: ấu sống 30g, sắc uống hàng ngày.

K dạ dày: vỏ ấu già 100g, tán bột thêm mật ong ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-12g.

K dạ dày, trực tràng, thực quản, bàng quang: bột ấu 30g, gạo 100g, mật ong. Nấu cháo ăn hàng ngày.

Các loại K: ấu 20g, ý dĩ 20g, kha tử 20g. Sắc uống hằng ngày.

Ấu tươi sống tính mát nhưng khó tiêu. Người tỳ vị hư nhược không lạm dụng, nên nấu chín nhưng cũng không nên ăn nhiều một lúc hoặc kéo dài để tránh trướng bụng. Người yếu bụng có thể chưng cách thuỷ hoặc thêm ít gừng hoặc nước gừng.

Thu hái củ ấu trước khi rơi xuống bùn, rửa kỹ, dùng càng sớm càng tốt tránh bị biến chất.

Tuyệt đối không nhầm lẫn giữa ấu ta với ấu tầu. ấu tầu là ô đầu phụ tử là những rất độc! ấu ta thì mát, ấu tầu thì nóng. trong tài liệu đông dược có nói dùng phụ tử hầm thịt chó, thịt dê để bổ thận tráng dương. nhưng không có kinh nghiệm, không hiểu biết thì không dùng vì có thể gây hậu hoạ khôn lường.

BS. Phó Thuần Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/au-ta-vi-thuoc-chua-nhieu-benh-n158402.html)
Từ khóa: ấu ta

Chủ đề liên quan:

Ấu ta vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Dùng rượu làm phụ liệu có ý nghĩa tăng tính ấm cho vị Thuốc, làm cho khí vị của Thuốc đi lên trên thượng tiêu.
  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY