Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ba dược liệu dễ tìm giúp giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ

Lá sen, táo mèo, giảo cổ lam… là 3 loại thảo dược phổ biến có tác dụng giảm cholesterol, hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ.

Cuộc sống hiện đại với bữa ăn dư thừa năng lượng, ít vận động làm gia tăng tình trạng béo phì, tăng mỡ máu, gan nhiễm mỡ. Đây cũng là căn nguyên dẫn tới hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quy… Từ xa xưa, Đông y đã kết hợp nhiều loại dược liệu sẵn có trong tự nhiên nhằm giảm mỡ máu, mỡ gan.

Lá sen

Loading

Lá sen giúp giảm mỡ máu hiệu quả.

Trong y học cổ truyền, lá sen (hà diệp) có công dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chữa tiêu chảy, sốt xuất huyết, băng huyết, chảy máu cam, đau mắt, mụn nhọn..., đặc biệt là hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ.

Nghiên cứu của Đại học Annamalai (Ấn Độ) cho thấy, chất flavonoid trong dịch chiết lá sen có tác dụng ức chế hấp thu lipid và glucid, đẩy nhanh quá trình trao đổi và điều hòa năng lượng, giúp giảm triglycerid, cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Ngoài ra, dịch chiết lá sen có khả năng chống ôxy hóa, ngăn chặn quá trình ôxy hóa cholesterol xấu, ngừa xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.

Táo mèo

Táo mèo làm đẹp da, giải độc, giảm gan nhiễm mỡ, tốt cho tim mạch.

Táo mèo (sơn tra) là đặc sản của vùng Tây Bắc, có nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày. Loại quả này vừa dùng để giải khát, vừa làm đẹp da, giải độc, giảm béo, phòng tăng huyết áp và tốt cho tim mạch.

Công dụng của táo mèo được nhiều nhà khoa học trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc nghiên cứu. Hợp chất polyphenol, flavonoid, các dẫn xuất triterpen và axit hữu cơ có trong loại quả quen thuộc này giúp hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ.

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ.

Một trong những loại thảo dược giúp hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ phải nhắc tới, đó là giảo cổ lam. Loại thảo dược này được sử dụng lâu đời tại nhiều nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam…

Nghiên cứu của Đạị học Sydney (Australia) cho thấy, hợp chất saponin có trong giảo cổ lam gắn với các hạt mỡ trong mạch máu, kéo chúng vào trong tế bào để cơ thể chuyển hóa thành năng lượng. Ngoài ra, saponin còn giảm độ nhớt của máu, bào mòn các mảng xơ vữa bám vào lòng mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.

Theo An San/VnExpress.net

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/ba-duoc-lieu-de-tim-giup-giam-mo-mau-gan-nhiem-mo-post11048.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Đến hẹn lại lên, cứ sau Tết là các phòng khám, Trung tâm tư vấn Dinh dưỡngvà khoa tim mạch các bệnh viện lại quá tải.
  • Vui Xuân rất cần sự tỉnh táo, khôn ngoan, khi mà thói quen ít vận động cùng những bàn tiệc ê hề rượu bia, thực phẩm giàu cholesterol sẽ cùng nhau làm gia tăng rối loạn mỡ máu. Không chỉ “ngon” mà còn phải “lành”
  • Theo thống kê của Viện Tim mạch, tỷ lệ mắc và Tu vong do các bệnh tim mạch ở nước ta ngày càng tăng, trong đó một nguyên nhân quan trọng của bệnh lý tim mạch là rối loạn chuyển hóa lipid máu (chúng ta hay gọi là rối loạn mỡ máu).
  • Lượng mỡ trong máu tăng cao liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống của chính bạn.
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Nhiều người nghĩ mình gầy nên không lo bị mỡ máu. Thực tế gầy béo không quan trọng bằng nguyên nhân do di truyền, chế độ ăn, sinh hoạt không hợp lý.
  • Cứ tưởng gầy gò thì không phải lo đến mấy cái bệnh của người béo, nhiều người không tin được khi bác sĩ bảo họ bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ...
  • Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY