Bạn nên biết hôm nay

Chiến thuật ăn Tết chống rối loạn mỡ máu

Vui Xuân rất cần sự tỉnh táo, khôn ngoan, khi mà thói quen ít vận động cùng những bàn tiệc ê hề rượu bia, thực phẩm giàu cholesterol sẽ cùng nhau làm gia tăng rối loạn mỡ máu. Không chỉ “ngon” mà còn phải “lành”
“Tết mà!”. Đây là câu nói mà giới bác sĩ dinh dưỡng hay tim mạch thường muốn khuyên bệnh nhân... tránh xa trong những ngày Xuân. Với tâm lý “ăn Tết”, “vui Xuân”, nhiều người “bỗng” dễ dãi hơn trong chuyện ăn và uống trong những ngày Tết đến. Để rồi sau Tết, lại “canh cánh” nỗi lo cân nặng, bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường và nhất là rối loạn mỡ máu.

Đối với người có nguy cơ hoặc đang gặp tình trạng rối loạn mỡ máu, việc ăn uống “thả ga”, vui chơi “tới bến” trong dịp năm mới sẽ là mối nguy hại khó lường cho sức khỏe. rối loạn mỡ máu là một dạng trong hội chứng rối loạn chuyển hóa, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch kèm theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, gout….. Trong khi đó, hầu hết những loại thức ăn, đồ uống trong dịp Tết như bánh chưng, bánh tét, dưa hành, mứt, kẹo bánh, bia, rượu, nước ngọt… đều chứa nhiều cholesterol, chất béo, bột đường gây bất lợi cho các bệnh lý kể trên.

Để người có rối loạn mỡ máu ăn Tết an toàn, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và vừa đủ để các món ăn thức uống cần đảm bảo có lợi cho sức khỏe, không chỉ “ngon” mà còn phải “lành”. Sau đây là một số lời khuyên sử dụng thức ăn, đồ uống giúp chúng ta hạn chế nguy cơ rối loạn mỡ máu cũng như kiểm soát các thành phần mỡ máu ở mức an toàn trong dịp Tết:

Bánh chưng, bánh tét: chứa nhiều đạm, chất béo, tinh bột lại hay ăn kèm với dưa hành, củ kiệu hoặc dưa món. Người cao huyết áp tối kỵ ăn mặn, nên thay thế các món dưa muối bằng các loại củ ngâm chua ngọt. Chỉ nên ăn tối đa 100gr/ ngày.

Thịt nguội, giò chả, thịt kho tàu: chế biến sẵn chứa nhiều đạm, chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nhóm thưc phẩm này còn chứa chất bảo quản, phụ gia tạo độ dai, giòn rất có hại cho cơ thể. Không nên dùng vượt quá 100gr/ ngày. Việc kho đi kho lại nhiều lần làm cho thịt kho đã béo, lại thêm mặn. Bệnh nhân rối loạn mỡ máu không nên ăn thức ăn để qua ngày, tăng cường rau xanh, trái cây nhiều chất xơ.

Các món ăn chiên, xào: thịt heo áp chảo, gà chiên, cá chiên, lạp xưởng chiên…chứa nhiều dầu mỡ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Nên thay thế bằng các món luộc, hấp, nướng. Ăn cá 2- 4 lần/tuần, hạn chế thịt đỏ.

Bánh, kẹo, mứt: chứa nhiều đường bột, không tốt cho người tiểu đường, nên hạn chế.

Hạt dưa, hạt bí, hạt điều, hạt hướng dương, hạt dẻ cười: là thức ăn vặt tuy khối lượng tịnh nhỏ nhưng lại chứa nhiều chất béo, chất đạm nên dễ tạo cảm giác “ngang bụng”. Người ta thường ngâm tẩm trong muối và đường hóa học để tăng vị thơm ngon, cần hạn chế tối đa các món ăn này.

Bia rượu, nước ngọt: là thức uống không thể thiếu trong các bữa tiệc ngày Tết. Uống rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Chỉ nên uống một lượng ít rượu vang đỏ 100 -200ml/ngày hoặc 1- 2 lon bia/ngày, nước ngọt không dùng trên 01 lon/ngày. Nên thay thế rượu bia bằng một chén trà xanh, trà atiso mời khách vừa làm mát cơ thể vừa hỗ trợ tiêu hóa.

Rau xanh, trái cây ngày Tết khá phong phú, mang lại nhiều dinh dưỡng, khoáng chất, Vitamin rất tốt và là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày.

Ngày Tết ai cũng muốn vui vẻ chúc nhau nhiều lời hay ý đẹp, chiêu đãi những món ngon vật lạ để làm vừa lòng nhau với mong ước một năm mới đựợc no đủ, sung túc. Thế nên, để Tết thật trọn vẹn, mỗi người cần xây dựng một kế hoạch để cân bằng từ chế độ ăn uống, tập luyện nghỉ ngơi đến kết hợp sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên đã được khoa học kiểm chứng, ngày Xuân của người rối loạn mỡ máu sẽ thêm ấm áp, hạnh phúc và bình an!

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam (Giảng viên ĐH Y dược TP.HCM)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chien-thuat-an-tet-chong-roi-loan-mo-mau-4903.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY