Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bạch hạc trị bệnh ngoài da

Theo y học cổ truyền, cây bạch hạc có vị ngọt dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp
Theo y học cổ truyền, cây bạch hạc có vị ngọt dịu, tính bình, có công dụng sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Thường dùng riêng hoặc phối hợp với các vị Thu*c khác để trị ghẻ, eczema, hắc lào, lang ben,...

bạch hạc còn có tên khác là nam uy linh tiên, kiến cò, là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng trông như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa vào tháng 8.

Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô. Trong nhân dân thường sử dụng bạch hạc chữa một số bệnh ngoài da như: hắc lào, ghẻ lở, eczema, đau nhức xương khớp,...

Một số bài Thu*c thường dùng:

Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây bạch hạc 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn etylic 70 độ 100ml. Ngâm rễ cây bạch hạc đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch Thu*c bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 lần đến khi khỏi. Hoặc dùng rễ bạch hạc tươi giã nhỏ, ngâm rượu trong vòng 7 - 10 ngày, rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi Thu*c này lên.

Chữa ghẻ: Rễ, cành, lá bạch hạc 20g, rễ cây muồng trâu 20g, rượu trắng 45 độ 100ml. Các vị Thu*c cắt ngắn, giã dập, ngâm rượu trong 1 tuần. Lấy tăm bông tẩm rượu Thu*c bôi lên chỗ ghẻ ngày 2 lần.

Hỗ trợ điều trị phong thấp, nhức gân, tê bại: Mỗi ngày uống từ 10 - 15g dưới dạng Thu*c sắc. 10 ngày là một liệu trình.

Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp): Rễ cây bạch hạc 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.

Đau thần kinh tọa do lạnh: Rễ cây bạch hạc 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 10 - 15 ngày. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bach-hac-tri-benh-ngoai-da-n104875.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Da là một cơ quan đặc biệt của con người. Nó bao phủ hầu hết bề mặt của cơ thể. Ở người cao tuổi (NCT), ngoài việc sức đề kháng bị suy giảm thì sợi tạo keo và sợi liên kết của da cũng bị xơ hóa, chức năng tuyến bã và tuyến mồ hôi cũng bị suy giảm đáng kể, do đó, da của NCT trở nên nhăn nheo, giảm tính đàn hồi, khô hơn, càng dễ mắc bệnh.
  • Vào mùa hanh khô, độ ẩm không khí thấp, gió nhiều nên các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát tán rất nhanh. Chính vì vậy mà số lượng người mắc bệnh khô da cao hơn các mùa khác.
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y khoa Stanford mới được công bố cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa khả năng sinh sản ở đàn ông với sức khỏe tổng thể.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY