TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, cho biết khi thời tiết thay đổi, các yếu tố như áp suất khí quyển, độ ẩm không khí, sức gió... cũng thay đổi, ảnh hưởng đến dung môi, áp lực dòng máu và độ đặc của máu trong cơ thể.
Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để phản ứng lại với sự thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, ở người mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, khả năng đáp ứng với sự thay đổi của môi trường thường kém và chậm hơn, nên tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặt khác, áp suất thay đổi sẽ làm các thụ cảm thể trên da cũng thay đổi theo. Đối với người mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, các thụ cảm thể đau sẽ khuếch đại lên, gây đau nhiều hơn. Đó là lý do vì sao người bệnh cơ xương khớp, nhất là người cao tuổi, trở thành "máy dự báo thời tiết" và cảm thấy đau nhiều hơn khi trời chuyển lạnh.
TS.BS Nam Anh tư vấn cho người bệnh về những cơn đau xương khớp do thời tiết chuyển lạnh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Thay đổi thời tiết là điều không ai làm được, vậy làm thế nào để người bệnh vượt qua cơn đau nhức, tê cứng xương khớp khi thời tiết chuyển lạnh? Tiến sĩ Nam Anh cho biết một số phương pháp giảm đau khi chuyển mùa như sau:
Người bệnh nên chủ động mặc ấm, giữ ấm tay chân bằng cách đi vớ, mang găng tay... ngay cả khi ở trong nhà. Ngoài ra, người bệnh nên tắm bằng nước ấm, ngâm chân với nước ấm để thư giãn các khớp và giảm đau. Trong trường hợp cơn đau bùng phát hoặc làm tê cứng một khớp nào đó, người bệnh có thể chườm nóng 15 - 20 phút và xoa bóp, co duỗi khớp nhẹ nhàng. Người bệnh cần lưu ý không chườm nóng nếu đau cứng khớp kèm theo các triệu chứng sưng, đỏ và nóng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm khớp, cần được bác sĩ thăm khám.
Nếu vì khớp đau, tê cứng mà người bệnh ít vận động sẽ làm tình trạng căng cứng, giảm tiết dịch nhờn càng thêm nghiêm trọng. Lúc này, sụn khớp và xương dưới sụn không được nuôi dưỡng, làm tăng cảm giác đau và đẩy nhanh quá trình hư tổn, thoái hóa khớp. Vì vậy, khi trời lạnh, người bệnh vẫn nên duy trì vận động nhẹ nhàng, khoảng 30 phút mỗi ngày. Các bài tập được khuyến khích bao gồm yoga, dưỡng sinh, hạn chế các môn ngoài trời như đi bộ, đạp xe.
Khởi động là một phần không thể thiếu khi tập thể dục, điều này càng trở nên quan trọng hơn khi thời tiết chuyển lạnh. Việc làm ấm các bộ phận trên cơ thể trước khi thực hiện bài tập chính giúp phòng ngừa chấn thương.
Duy trì tập thể dục ở cường độ vừa phải giúp hệ xương khớp hoạt động trơn tru hơn, giảm đau hiệu quả. Ảnh: Freepik
Tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin a, c, d, omega 3 và chất xơ sẽ giúp kiểm soát những cơn đau nhức xương khớp hiệu quả. các chất dinh dưỡng này thường có trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi và các loại hạt, rau lá xanh, trái cây. đồng thời, người bệnh cũng cần hạn chế các loại thức ăn nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật...
Đối với thức uống, uống rượu khi trời lạnh sẽ tạo cảm giác ấm giả. trên thực tế, thức uống này làm giãn nở mạch máu, dẫn đến hạ nhiệt độ cơ thể. do đó, thay vì uống rượu, hãy nhâm nhi trà thảo mộc để làm ấm và thư giãn cơ thể. ngoài ra, khi trời lạnh, chúng ta thường uống ít nước hơn. điều này làm suy giảm hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình viêm, làm cho sụn khớp dễ tổn thương và gây đau nhức nhiều hơn. vì vậy, ngay cả khi trời lạnh, người bệnh vẫn cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết, từ 2 - 2,5 lít mỗi ngày, ưu tiên uống nước ấm.
Kể cả khi các dấu hiệu như đau nhức, cứng khớp... biến mất. Khi người bệnh tự ý dừng thuốc hoặc không thăm khám định kỳ, lượng thuốc tồn dư trong cơ thể sẽ tiếp tục có tác dụng trong một thời gian, giúp kiểm soát và không để cho bệnh khởi phát trở lại ngay. Tuy nhiên, khi nồng độ thuốc tồn dư giảm xuống hoặc cạn kiệt, bệnh có thể bùng phát trở lại một cách mạnh mẽ hơn.