Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Trời lạnh cần lưu ý điều gì khi mang tất đi ngủ?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người mang tất khi ngủ có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn những người không đi tất. Tuy nhiên, nếu mang tất đi ngủ cần chú ý tránh những điều dưới đây.

Không nên mang tất quá chật

Những người muốn đi ngủ mang tất cần chú ý, nếu tất quá chật có thể gây tắcmạch máu, gây bị chèn ép quá mức, máu không thể lưu thông thuận lợi. tình trạng thiếu máu cục bộ lâu ngày sẽ khiến nhiệt độ bàn chân giảm dần và giấc ngủ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Để tránh điều này xảy ra, mọi người nên chọn những đôi tất rộng rãi và thoáng khí, để tuần hoànmáu và nhiệt độ ở bàn chân được bình thường, chất lượng giấc ngủ được cải thiện.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Người có chân đổ mồ hôi không nên mang tất đi ngủ

Có người ra mồ hôi chân, đi giày, dép cũng dễ tiết ra nhiều mồ hôi, kể cả khi đi dép lê. một số người cho rằng, đi tất có thể thấm mồ hôi nên cũng đi tất khi ngủ.

Điều này là không đúng, vì đi tất khi ngủ có thể khiến nhiệt độ bàn chân tăng quá cao, khiến chân ra nhiều mồ hôi ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Không tốt với người bị nấm da chân

Một số người nghĩ rằng, đi tất có thể ngăn ngừa nấm ở chân lây nhiễm vào chăn bông, vì vậy hay đi tất khi ngủ. trên thực tế, điều này là không đúng, vì đi tất trong thời gian dài có thể khiến một số lượng lớn nấm sinh sôi trên bàn chân, trường hợp nặng có thể gây ngứa và nổi mụn nước.

Người sưng phù chân không nên mang tất đi ngủ

Người bị sưng phù chân, gặp các vấn đề về tuần hoàn máu hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến các chi không nên mang tất. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Theo Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/troi-lanh-can-luu-y-dieu-gi-khi-mang-tat-di-ngu-69045.html

Theo Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/troi-lanh-can-luu-y-dieu-gi-khi-mang-tat-di-ngu/20230117091855357)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nổi mề đay có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng, thậm chí dẫn tới Tu vong.
  • Bé ăn tôm, cua là bị ngứa toàn thân sau đó dừng ăn thì hết ngứa. Cứ mỗi khi nắng nóng, bé chơi chạy nhảy đổ mồ hôi lưng nổi nốt ngứa. Xin hỏi Mangyte, bé bị gì?
  • Cầm bút viết một lúc đã ướt nhòe trang giấy, đi bộ nhẹ nhàng cũng ướt sũng cả áo, bắt tay với quan khách nhưng tay túa đầy mồ hôi... là nỗi khổ của người bị chứng đổ mồ hôi.
  • Thụ thai vào mùa đông, tinh trùng dường như khỏe nhất là kết quả mới của các nghiên cứu Israel.
  • Thời tiết âm u, ít vận động cũng như hạn chế ăn các thực phẩm nhiều vitamin khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
  • Tiêu chảy ở trẻ nhỏ khi mùa đông đến là bệnh khá phổ biến ở miền Bắc. Bệnh này thường do Rotavirus gây ra, thường kéo dài trong 3-7 ngày.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh chảy mồ hôi tay từ nhỏ, cho em hỏi cách chữa bệnh. Nếu em mổ hạch giao cảm ở TPHCM thì em mổ ở bệnh viện nào là tốt nhất và phí của nó là bao nhiêu? Em cảm ơn ạ! (Tấn Tiến - Bình Định) Em bị mồ hôi tay chân muốn lên BV Nhân dân Gia Định cắt hạch giao cảm, dùng BHYT thì phải làm như thế nào? Em ở huyện Tân Hồng Đồng Tháp em đăng kí khám chữa bệnh BHYT tuyến huyện. (Hữu Hoàng - Đồng Tháp)
  • Mẫu lệ là tên Thu*c trong y học cổ truyền của vỏ con hàu (con hầu), một loài nhuyễn thể sống ở cửa sông nước lợ hay ở biển. Mùa khai thác hàu từ tháng 10 đến tháng 3, vì lúc này hàu béo. Thịt hàu được dùng làm thực phẩm rất ngon, bổ. Vỏ hàu chứa nhiều muối canxi, dùng làm Thu*c chữa bệnh.
  • Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY