Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bạn đã biết về cách ngủ chữa bệnh chưa? Học ngay cách chữa bệnh bằng tư thế ngủ

Nhiều bệnh phát sinh hoặc trầm trọng hơn do tư thế ngủ không đúng. Đồng thời tư thế ngủ tốt cũng rất hữu ích trong việc làm giảm tình trạng bệnh.

1. Thoái hóa đốt sống cổ

Các chuyên gia cho rằng tư thế ngủ tốt nhất cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ là nằm ngửa. Vì các đốt sống cổ, đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng và đốt sống xương cụt đều có độ cong nhất định, nên khi nằm ngửa, nó phù hợp với độ cong sinh lý của cột sống cổ giúp giảm các triệu chứng của bệnh.

Các chuyên gia cho rằng tư thế ngủ tốt nhất cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ là nằm ngửa.

2. Bệnh dạ dày

Người bệnh viêm loét dạ dày nên nằm nghiêng sang bên phải để tránh thức ăn bị trào ngược.

3. Bệnh nhân bị bệnh tim và suy tim

Những người bị bệnh tim và suy tim nên thực hiện ở tư thế bán nghiêng để giảm khó thở, tránh nằm nghiêng sang trái hoặc nằm sấp.

4. Bệnh tim mạch vành

Bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành nên áp dụng tư thế nằm nghiêng bên phải. Bằng cách này, các cơ bắp toàn thân được thả lỏng, nhịp thở thông suốt, tim không bị đè nén, đảm bảo cung cấp oxy, não được nghỉ ngơi đầy đủ giúp giảm xuất hiện các cơn đau thắt ngực.

5. Bệnh hen suyễn

Bệnh nhân hen suyễn nên chú ý đến tư thế ngủ của mình. Khi nằm ngửa sẽ làm tăng sức cản đường thở dễ gây co thắt phế quản gây hen, khi nằm nghiêng giúp làm tăng thông khí đường thở, giảm cơn hen. Bạn cũng có thể ngủ ở tư thế nửa ngả, tựa đầu nâng lên khoảng 20 cm.

6. Sỏi đường tiết niệu

Một cuộc khảo sát về thói quen ngủ của bệnh nhân sỏi niệu của Đại học California (Mỹ) cho thấy, sỏi niệu một bên liên quan đến tư thế ngủ, vì vậy bệnh nhân sỏi niệu nên thay đổi tư thế ngủ nhiều hơn để tránh gây áp lực lâu dài cho thận.

7. Huyết áp cao

Bệnh nhân huyết áp cao nên áp dụng tư thế ngủ nằm ngửa, kê cao gối. Gối thường cao khoảng 15 cm, và nó sẽ gây khó chịu nếu quá cao hoặc quá thấp.

Bệnh nhân huyết áp cao nên áp dụng tư thế ngủ nằm ngửa, kê cao gối.

8. Xơ cứng động mạch

Giấc ngủ đặc biệt quan trọng cho những bệnh nhân như vậy. Nếu bạn ngủ ở tư thế nằm nghiêng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn lưu lượng máu trong trường hợp bị xơ cứng động mạch, đặc biệt là tốc độ máu chảy vùng cổ.

9. Suy giãn tĩnh mạch

Khi ngủ, nhẹ nhàng kê chân lên bằng gối thấp hoặc chăn bông gấp mỏng, ở tư thế nằm ngang so với chiều cao của tim để giúp máu lưu thông trở lại tim.

10. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tư thế ngủ mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên thực hiện là nằm thẳng trên giường cứng.

11. Phụ nữ mang thai

Tốt nhất phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng, nhất là giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Sự chèn ép của nước ối và thai nhi sẽ mang lại nhiều gánh nặng cho tim phổi và các cơ quan khác của người mẹ. Ngoài ra, các bà mẹ tương lai nên chú ý trở mình một hoặc hai giờ một lần khi ngủ.

12. Viêm tai giữa

Nói chung, viêm tai giữa có mủ, để dẫn lưu mủ trơn tru, bạn hãy nằm nghiên về bên tai có mủ để đẩy mủ ra ngoài dễ dàng hơn.

Cho dù vị trí ngủ nào là tốt nhất cũng không có nghĩa là chúng ta phải ở trong đó cả đêm. Vì dù là tư thế ngủ nào nếu giữ lâu sẽ gây khó chịu cho cơ thể. Điều quan trọng là tỉnh táo chọn tư thế ngủ phù hợp để hạn chế tối đa những tác động xấu của các tình trạng bệnh lý sẵn có giúp chữa lành bệnh nhanh hơn.

Xem thêm: 4 loại thực phẩm bạn không bao giờ nên ăn khi dùng thuốc kháng sinh

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ban-da-biet-ve-cach-ngu-chua-benh-chua-hoc-ngay-cach-chua-benh-bang-tu-the-ngu-36537/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY