Hội thảo diễn ra nhằm cung cấp các thông tin khoa học hữu ích về thực trạng mỡ máu cao hiện nay tại việt nam và khuyến nghị một số giải pháp giúp kiểm soát và ngăn ngừa mỡ máu đến từ chế độ dinh dưỡng.
Quang cảnh hội thảoChủ trì hội thảo gồm có: PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á - Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; GS.TS Nguyễn Công Khẩn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Đào tạo liên tục - Tổng hội Y học Việt Nam -Nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm - Nguyên Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ & Đào tạo (Bộ Y tế); TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Quang Dũng, Phó trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (Đại học Y Hà Nội).
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, các bệnh mạn tính không lây là một vấn đề sức khỏe mà ngành Y tế đang rất quan tâm bởi sự ảnh hưởng sâu rộng của nó đến nhiều mặt của sức khỏe, tạo ra gánh nặng bệnh tật không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Ước tính, 80% số ca tử vong hiện nay đến từ các bệnh mãn tính.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam.Trong số các yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh mạn tính không lây thì rối loạn lipid máu hay mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ chính của rất nhiều bệnh mạn tính không lây. mỡ máu cao gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng cộng đồng vẫn còn thờ ơ, chưa được trang bị kiến thức và biện pháp kiểm soát đúng đắn trong khi tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát và dự phòng bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Theo thống kê vào năm 2019 về "gánh nặng bệnh tật toàn cầu". mỡ máu cao gây ra gần 4,4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới, tương đương 7,78% số ca tử vong trên toàn cầu.
Đặc biệt, tại việt nam, theo thống kê, tỷ lệ người trưởng thành sống ở thành thị bị mỡ máu cao lên tới gần 50%. trong đó, tình trạng thừa cholesterol do chế độ dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh chính là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này. mỡ máu đã và đang trở thành vấn đề báo động, vì vậy rất cần được quan tâm ngay từ bây giờ.
Nói về thực trạng cholesterol trong máu cao, PGS.TS Nguyễn Quang Dũng, Phó trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (Đại học Y Hà Nội) cho hay, cholesterol máu cao là một trong những nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch. Trên toàn cầu, một phần ba số ca nhồi máu cơ tim là do tăng cholesterol máu.
PGS.TS Nguyễn Quang Dũng, Phó trưởng bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (Đại học Y Hà Nội).Tăng cholesterol máu gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm (4,5% tổng số tử vong). Năm 2008, tỷ lệ cholesterol máu cao ở người trưởng thành trên toàn cầu là 39%.
Còn tại Việt Nam, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người cholesterol máu cao (30%), ở thành thị là 44,3%. Hơn 50% phụ nữ 50 - 65 tuổi bị thừa cholesterol máu.
Cũng theo chuyên gia, nguyên nhân gây nên tình trạng tăng cholesterol máu đến từ 3 nhóm yếu tố chính. Trong đó, nhóm yếu tố nguyên nhân có thể thay đổi được đến từ chế độ ăn như: Chất béo bão hoà, cholesterol trong thực phẩm. Trong đó, chất béo bão hoà là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tăng cholesterol máu.
Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cụ thể, thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ bệnh tim và cũng có xu hướng làm tăng cholesterol máu. Giảm cân sẽ giúp làm giảm LDL cholesterol, và cholesterol tổng số, triglyceride, và tăng HDL cholesterol máu.
Ngoài ra, hoạt động thể lực cũng là nguyên nhân trong nhóm yếu tố nguyên nhân có thể thay đổi được. Lối sống ít hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ bệnh tim. Hoạt động thể lực đều đặn giúp làm giảm LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol và giúp kiểm soát cân nặng.
“Ở nhóm nguyên nhân không thay đổi được, tình trạng tăng cholesterol máu còn được quyết định bởi các yếu tố như độ tuổi, giới tính và gen di truyền. Theo đó, khi có tuổi, cholesterol máu tăng lên. Trước tuổi mãn kinh, cholesterol của nữ thấp hơn nam cùng tuổi. Hay gen di truyền cũng phần nào quyết định cơ thể tạo ra bao nhiêu cholesterol”, PGS.TS Nguyễn Quang Dũng cho biết.
Một số nguyên nhân khác gây tăng cholesterol máu cũng đến từ bệnh đái tháo đường không kiểm soát, bệnh xơ gan, hội chứng thận hư,…
Nhấn mạnh về những hậu quả do tình trạng tăng cholesterol máu, chuyên gia khẳng định, mức LDL-cholesterol càng cao, yếu tố nguy cơ càng nhiều thì nguy cơ bệnh tim, cơn đau tim càng tăng.
Một số người có nguy cơ cao bệnh tim do họ có bệnh dài tháo đường kèm theo và có các yếu tố nguy cơ bệnh tim. Tăng LDL-cholesterol là nguyên nhân gây tử vong xếp hạng 11 năm 2007 và hạng 8 năm 2019. Tăng cholesterol máu liên hệ đến rất nhiều hoạt động khác trong cơ thể như tim mạch, tuần hoàn, nội tiết, thần kinh và tiêu hoá.
Theo phân tích của PGS.TS Nguyễn Quang Dũng, tăng cholesterol máu gây nên tình trạng tắc nghẽn, xơ vữa, cứng động mạch, là dấu hiệu nguy cơ của những cơn đau tim và tình trạng đột quỵ.
Ngoài ra, tăng cholesterol máu có thể gây mất trí nhớ, giảm vận động, rối loạn nuốt, nói,… dù cholesterol cần cho hoạt động thần kinh.
Đối với hoạt động tiêu hoá, cholesterol máu cao dẫn tới hình thành các tinh thể, rồi thành sỏi cứng trong túi mật, gây đau túi mật…
Mặc dù có những hậu quả nghiêm trọng như vậy, tuy nhiên theo đánh giá của PGS.TS Dũng, cộng đồng hiện nay vẫn có thái độ rất “thờ ơ" với tăng cholesterol - mỡ máu bằng những thói quen như: ăn nhà hàng, đồ xào rán, nhiều thịt mỡ, ít rau, trái cây, ít hoạt động thể lực…