Kinh tế xã hội hôm nay

Bảo hiểm thất nghiệp: Mở rộng đối tượng tham gia để bảo đảm an sinh

(MangYTe) - Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã phát huy tác dụng khi đại dịch Covid-19 xảy ra, giúp người lao động (NLĐ) có khoản tiền trang trải cuộc sống, giảm bớt khó khăn. Các chuyên gia đề xuất thu hút thêm nhiều đối tượng tham gia Quỹ BHTN, đồng thời tăng cường tuyên truyền để mọi người hiểu rõ về những quyền lợi của chính sách này.

Bảo hiểm thất nghiệp giúp cho người lao động có thêm khoản tiền trang trải cuộc sống, giảm bớt khó khăn trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Hải

Chính sách nhân vănĐại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động nặng nề đến đời sống, việc làm, thu nhập của NLĐ cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động (NSDLĐ). Trước bối cảnh đó, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp hỗ trợ hỗ trợ cho người dân, NSDLĐ vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh. Đó là Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg; Nghị quyết số 116/NQ-CP, Quyết định 28/QĐ-TTg của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ Bảo BHTN. Nghị quyết 116 và Quyết định 28/QĐ-TTg với gói kinh phí khoảng 38.000 tỷ đồng, trong đó có trên 8.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm mức đóng BHTN từ 1% xuống còn 0% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ tham gia BHTN (thực hiện từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022) cho khoảng 386.000 đơn vị sử dụng lao động và trên 30.000 tỷ đồng chi hỗ trợ cho NLĐ từ nguồn kết dư của Quỹ BHTN.Thực hiện Nghị quyết số 116 của Chính phủ và Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 26/10/2021, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã giải quyết hỗ trợ từ Quỹ BHTN cho 5.159.501 lao động, trong đó có 4.776.292 lao động đang tham gia BHTN và 383.209 NLĐ đã dừng tham gia BHTN, với tổng số tiền 12.369 tỷ đồng. Các đối tượng NLĐ được hưởng hỗ trợ một lần bằng tiền, căn cứ vào thời gian tham gia BHTN; bao gồm 6 mức, thấp nhất là 1.800.000 đồng và cao nhất là 3.300.000 đồng.

Chia sẻ quan điểm về việc Chính phủ quyết định ban hành chính sách hỗ trợ cho NLĐ và NSDLĐ từ Quỹ BHTN, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội, Bộ LĐTB&XH TS. Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, đây là quyết định đúng đắn và kịp thời trong tổng thể các biện pháp hỗ trợ DN và NLĐ vượt qua khó khăn trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay của Chính phủ. Hơn nữa, trong khi Quỹ BHTN còn dư lớn, việc chi hơn 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho NLĐ không ảnh hưởng đến cân đối quỹ và vẫn đảm bảo chính sách cho NLĐ đã tham gia BHTN. Còn xét về mặt xã hội, chính sách này có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của NLĐ rằng: Nếu tham gia BHXH, BHTN sẽ phòng ngừa được rủi ro xã hội, từ đó sẽ tăng được đối tượng tham gia BHXH, BHTN theo hướng bao phủ toàn dân. Và như vậy, đây không phải là giải pháp ứng phó thụ động mà là quyết định có ý nghĩa tích cực hơn.Quy định cụ thể để mở rộng diện tham giaViệc sử dụng 38.000 tỷ đồng từ nguồn Quỹ BHTN kết dư 90.597 tỷ đồng để hỗ trợ cho NLĐ và DN theo Nghị quyết số 116/NQ-CP là thể hiện vai trò điều tiết xã hội của Nhà nước một cách kịp thời, đúng hướng và có ý nghĩa rất lớn đối với thị trường lao động đang bị tác động nghiệt ngã do dịch bệnh Covid-19. Qua đó cũng đặt ra việc thu hút đối tượng tham gia và hưởng những chế độ BHTN nhằm mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội do mất việc làm mà không bị lệ thuộc vào nguồn ngân sách Nhà nước là hết sức cần thiết. Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã có những thảo luận về tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020, trong đó có các quỹ ngắn hạn như Quỹ BHTN.

Theo báo cáo từ ủy ban xã hội - quốc hội khóa xv, đến hết năm 2020, tổng số đối tượng tham gia bhxh là 16.176.180 người, tăng thêm 2,6% so với năm 2019. số người tham gia bhtn là 13.337.492 người, giảm 1,0% so với năm 2019 và chiếm tỷ lệ khoảng 27,53% lực lượng lao động trong độ tuổi. trong khi chi từ nguồn quỹ bhtn là 17.149 tỷ đồng, tăng 35,73% (tăng 4.514 tỷ đồng) so với năm 2019. ủy ban xã hội đề nghị bhxh việt nam đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia bhxh; giải quyết, chi trả các chế độ bhxh, bhtn chính xác, kịp thời, thuận tiện nhất cho người thụ hưởng.trao đổi về việc mở rộng đối tượng tham gia bhtn, ts phạm đình thành - nguyên viện trưởng viện khoa học bhxh-bhxh việt nam cho rằng: đối tượng tham gia bhtn sẽ bao gồm nlđ có quan hệ lao động (nlđ làm thuê, làm công hưởng lương với người sử dụng lao động) từ 1 tháng trở lên sẽ cùng nsdlđ có trách nhiệm đóng góp tham gia bhtn. trong khi đó, theo ts nguyễn hữu dũng, hiện nay một số cơ sở hoàn toàn có khả năng đóng bhxh, bhtn nhưng trong luật bhxh không quy định đóng bắt buộc, ví dụ như: kinh tế trang trại, hộ gia đình kinh doanh có thuê lao động, shiper, lái xe uber, kinh doanh online...

Vì thế, TS Nguyễn Hữu Dũng đề xuất nên có quy định cụ thể với những đối tượng này như có thu nhập chịu thuế từ bao nhiêu phần trăm trở lên, không cần có quan hệ lao động thì phải tham gia BHXH bắt buộc, BHTN; như thế, số đối tượng tham gia BHXH, BHTN tăng lên rất nhanh. Và, trong trường hợp chẳng may bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, các đối tượng tham gia BHTN cũng sẽ được hỗ trợ, tránh tình trạng đáng tiếc như vừa rồi có những NLĐ không thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP do không tham gia BHTN. Theo quy định, hiện nay, những NLĐ khi tham gia BHTN khi bị thất nghiệp sẽ được hưởng 4 quyền lợi, bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề với mức phí tối đa 1.500.000 đồng/tháng; cấp thẻ Bảo hiểm y tế thất nghiệp có thời hạn sử dụng tương ứng với thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ. Đây là chính sách hết sức nhân văn, cần thiết đối với NLĐ khi tham gia vào thị trường lao động. Vì thế, theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung và các chuyên gia lao động, BHXH, trước hết cần tập trung chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền để khi bước vào thị trường lao động, NLĐ hiểu, đồng tình, chủ động tham gia, dần dần hình thành văn hóa an sinh trong mọi NLĐ.

Theo kinh nghiệm các nước công nghiệp phát triển, các quyền lợi của chế độ BHTN còn có khoản tiền thông qua DN, hỗ trợ cho NLĐ, nhằm giúp DN giữ lại hoặc đào tạo lại cho NLĐ trong trường hợp DN chuyển đổi sản xuất hoặc bị ngưng trệ sản xuất trong ngắn hạn. Quyền lợi này sẽ rất có ý nghĩa đối với DN trong việc giữ chân NLĐ ở lại cho qua đại dịch để bắt tay ngay vào làm việc khi DN có đủ điều kiện hoạt động trở lại, hạn chế dòng người di cư về quê như giai đoạn vừa qua.Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học BHXH - TS Phạm Đình Thành

27 năm gắn bó với DN, đây là lần đầu tiên tôi được hưởng khoản tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN 3,3 triệu đồng. Tất cả chúng tôi đều rất vui mừng, phấn khởi và bất ngờ. Đây là sự động viên rất lớn dành cho chúng tôi, xin cảm ơn cơ quan BHXH đã nhanh chóng chi trả khoản hỗ trợ. Thời gian qua, gia đình tôi cũng như nhiều NLĐ khác bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoản tiền này có thể giúp chúng tôi trang trải thêm cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình. Mong rằng, sẽ có nhiều NLĐ cũng sẽ nhận được hỗ trợ như chúng tôi.Trưởng ca Sản xuất, Tổng Công ty May 10 - Đinh Lệ Hoa (Oanh Thảo ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/bao-hiem-that-nghiep-mo-rong-doi-tuong-tham-gia-de-bao-dam-an-sinh-439563.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY