Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh chàm có lây cho người khác không? Điều bạn đọc NÊN BIẾT

Chàm là tình trạng da bị viêm nhiễm do sự tác động của  các tác nhân gây kích ứng cho da. Đây là căn bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác...

Chàm là một chứng bệnh ngoài da thường gặp, chúng không có khả năng lây nhiễm cho người khác nhưng lại có tính di truyền. Nắm rõ được những thông tin về khả năng lây nhiễm của chàm sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn và có hướng khắc phục chính xác căn bệnh. 

Bệnh chàm có lây cho người khác không?

Là một dạng của viêm da, bệnh chàm xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng với các tác nhân gây kích ứng làm cho da trở nên khô, đỏ, tróc vảy, ngứa ngáy,… nếu bệnh nặng có thể khiến da bị nứt nẻ, chảy máu, gây đau đớn.

Vì đây là căn bệnh ngoài da, các triệu chứng thường biểu hiện ra bên ngoài, điều này không những làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và làm mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày mà còn khiến những người xung quanh cũng ngại tiếp xúc vì sợ bị lây nhiễm. tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy bệnh chàm không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại có khả năng lây lan đến nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nếu như không được chữa trị sớm.

Bệnh chàm lây lan như thế nào?

Như đã nói, chàm không lây nhiễm nhưng chúng lại có khả năng lây lan từ một sang nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như má, mặt, cằm (với đối tượng là trẻ em) hoặc đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, cổ… (đối với người trưởng thành). Chưa hết, chàm là chứng bệnh mang tính di truyền. Những đối tượng có người thân đã từng bị chàm thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, các hóa chất, ăn hải sản hay dùng nhiều các chất kích thích cũng đều làm tăng yếu tố bị chàm.

Chàm có chữa trị dứt điểm được không?

Do đây là chứng bệnh mãn tính, có liên quan đến cơ địa của từng người nên thật không may, cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị triệt để căn bệnh này. Các biện pháp chữa trị được áp dụng thường chỉ có thể làm giảm thiểu các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn mà không giải quyết được tận gốc căn nguyên của nó. Vì thế chàm có khả năng tái phát lại nhiều lần sau một thời gian được chữa khỏi.

Điều trị bệnh chàm bằng cách nào?

Với những người bị chàm, các phương pháp được áp dụng trong điều trị chủ yếu đều nhằm vào mục đích là chữa lành các tổn thương trên da, cải thiện nhanh chóng làn da, giảm ngứa, ngăn nhiễm trùng cho da… Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị để chữa bệnh chàm.

Để giúp cơ thể thoát khỏi được nỗi ám ảnh mà các triệu chứng của bệnh chàm mang lại, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

♦ Dùng Thu*c:

Khi bị chàm, người bệnh sẽ thường được chỉ định các loại Thu*c như sau:

    Các loại Thu*c dạng kem và Thu*c mỡ có chứa tacrolimus, cortisone, pimecrolimus dùng để thoa ngoài.

♦ Áp dụng phương pháp quang trị liệu:

Đây là phương pháp được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh về da liễu như chàm, viêm da cơ địa… Đặc điểm của cách chữa trị này là sử dụng các ánh sáng tử ngoại để chiếu vào vùng da bị tổn thương làm tăng quá trình tổng hợp vitamin D, giảm ngứa, kháng viêm và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của da.

Với những trường hợp bị chàm nặng, khi các cách điều trị khác không còn mang lại tác dụng thì áp dụng phương pháp quang trị liệu là cách điều trị cần thiết nhằm cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân. 

♦ Vệ sinh và chăm sóc da đúng cách:

Bên cạnh áp dụng các biện pháp đặc trị thì việc chăm sóc và vệ sinh da hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ và khả năng hồi phục của bệnh. Để giúp quá trình điều trị được diễn ra thuận lợi và mang lại tác dụng tốt, người bệnh cần lưu ý:

    Giữ cho cơ thể luôn được sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày để loại sạch vi khuẩn và bụi bẩn bám trên da.

Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người khác nhau mà hiệu quả chữa trị của các phương pháp cũng phát huy ở những mức độ khác nhau. Do đó để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như là xác định được cách chữa trị phù hợp thì tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Xem ngay: Bệnh chàm có lây không? Làm sao để chữa?

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-cham-co-lay-cho-nguoi-khac-khong)

Chủ đề liên quan:

bạn đọc bệnh chàm nên biết

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Chiều 24/3, Phóng viên báo ADZ cùng đại diện trường THPT Đông Sơn 1, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã trao số tiền 25.810.000đ đến em Lê Thị Thắm.
  • (MangYTe) - Sau gần 1 tháng tích cực châm cứu và vật lý trị liệu, tình hình sức khỏe của Đào Văn Hiển đã khả quan hơn. Dù chưa nói được nhưng ánh mắt của Hiển đã tỉnh táo hơn, có thể cựa quậy đầu và cảm giác đau ở chân.
  • (MangYTe) - Vợ bị suy tim độ 3, chồng thì bị T*i n*n gẫy chân, do không có tiền để điều trị đến nơi đến chốn nên hơn 1 năm vẫn chưa lành. Nhìn bữa cơm chỉ có vài miếng bánh chưng nguội cùng với nồi canh loãng khiến ai cũng ngậm ngùi, chua xót.
  • (MangYTe) - Cảm thương hoàn cảnh khốn cùng của cô bé Vũ Thị Kim Phượng, nhân vật trong bài viết “Nước mắt cô bé học giỏi, đi mót cà phê nuôi cha mẹ bị bệnh”, nhiều bạn đọc báo ADZ đã kịp thời chia sẻ với gia đình Phượng, tiếp thêm động lực cho em đến trường.
  • Chàm là bệnh ngoài da không lây truyền, ngứa, viêm dạng cấp, bán cấp hay mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên.
  • Con tôi được 6 tháng tuổi. Từ khi thời tiết se se lạnh mặt cháu hay bị nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
  • Nếu bị viêm da cơ địa, dùng các Thuốc bôi, Thuốc uống chống ngứa cho cháu theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Bôi kem giữ ẩm rất cần thiết để tránh ngứa, hạn chế tái phát. Loại trừ và tránh các chất dễ gây dị ứng như đồ len dạ lông của chó mèo, đồ thảm hoặc đệm giường cũng làm cho bệnh nặng lên
  • Cháu hiện nay 17 tuổi, từ khi lên 9, cháu đã bị chàm ở má. Cháu đã đi khám bệnh, dùng Thu*c nhiều đợt nhưng vết chàm của cháu ngày càng lan rộng.
  • Khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam chiếm 25% các bệnh ngoài da và là lý do khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh da liễu
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY