Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh chốc lở có lây không? Giải đáp thắc mắc

Theo các chuyên gia, chốc lở có lây lan nhanh nếu như không áp dụng các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với người bệnh. Tham khảo ngay bài viết để...

Chốc lở là bệnh về da phổ biến ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi, hiếm gặp ở người lớn. Theo các chuyên gia, đây là một bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây lan nhanh nếu như không áp dụng các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh chốc lở là gì?

Bệnh chốc lở (impetigo contagiosa) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn streptococcus (liên cầu khuẩn) hoặc staphylococcus (tụ cầu khuẩn) gây nên, thường bắt gặp ở trẻ em trong khoảng 2 – 5 tuổi. ban đầu, trên da của trẻ xuất hiện các sẩn (vết sưng nhỏ), sau đó chúng tiến triển thành mụn nước tại vị trí gần miệng và các chi. theo thời gian, các mụn nước này trở nên lớn hơn, rỉ nước và bắt đầu vỡ, tạo thành lớp màng màu vàng bao phủ trên bề mặt da.

Một loại khác của chốc lở nhưng ít phổ biến hơn đó là trên bề mặt da hình thành mụn nước chứa đầy chất lỏng màu vàng. khi vỡ ra, chúng tạo thành lớp màng màu nâu bám chặt trên bề mặt da.

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh chốc lở và loét da. khác với bệnh chốc lở, loét da thực chất là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da, tạo thành vết loét chứa dịch hay mủ gây đau đớn.

Triệu chứng của bệnh chốc lở là gì? Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Ban đầu, người bị chốc lở xuất hiện các mụn nước gây kích ứng, ngứa da, những mụn này có thể phát triển thành mủ. thời gian ủ bệnh thường kéo dài một đến ba ngày đối với streptococcus và khoảng bốn đến mười ngày đối với staphylococcus.

Do triệu chứng bệnh khá đặc trưng nên bệnh chốc lở có thể được chẩn đoán thông qua việc quan sát các biểu hiện lâm sàng mà không cần xét nghiệm hoặc áp dụng phương pháp phân lập xác định vi khuẩn từ các tổn thương da.

Bệnh chốc lở có lây không?

Chốc lở là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan nếu như tiếp xúc trực tiếp vào thương tổn hay gián tiếp bằng cách chạm vào vật dụng như quần áo, khăn trải bàn, ra trải giường, đồ chơi… của người bệnh đã qua sử dụng.

Bệnh chốc lở chủ yếu lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp từ người sang người. lây nhiễm gián tiếp ít gặp hơn và chủ yếu là do tiếp xúc với khăn trải giường, quần áo hoặc đồ chơi bị nhiễm bởi các cá nhân bị nhiễm bệnh.

Tham gia một số môn thể thao đòi hỏi tiếp xúc thân thể cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh chốc lở, phổ biến nhất là đấu vật, kế đó là bóng đá và bóng bầu dục.

Thời gian lây nhiễm của bệnh chốc lở là bao lâu?

Thông thường, bệnh chốc lở có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần. tuy nhiên, thời gian trên có thể được rút ngắn nếu như người bệnh được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ. kháng sinh đường uống có thể được chỉ định nếu như tình trạng chốc lở trở nên nghiêm trọng. sau 24 – 48 giờ dùng Thu*c kháng sinh, bệnh có thể không lây nhiễm.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh chốc lở

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh chốc lở phổ biến là:

    Sống nơi đông đúc, kém vệ sinh: Môi trường sống đông đúc như trường học, cơ sở chăm sóc trẻ em hoặc nơi kém vệ sinh sẽ khiến cho bệnh dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Khi nào nên liên hệ với bác sĩ?

Nếu trẻ bị sốt hoặc tình trạng thương tổn trên da không có biểu hiện thuyên giảm sau khoảng hai đến ba ngày điều trị, bạn nên liên hệ với bác sĩ. Nếu trẻ xuất hiện phát ban và tổn thương trên da phát triển nhanh chóng, da đỏ, chạm vào thấy đau, bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ khẩn cấp để được tư vấn biện pháp khắc phục.

Cách phòng ngừa bệnh chốc lở lây nhiễm

Để tránh bị lây nhiễm bởi chốc lở, cần lưu ý một số điều sau:

    Nếu như trong gia đình có người nhiễm bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp (ôm, nắm tay, chạm vào da…) hay tiếp xúc gián tiếp (dùng chung vật dụng cá nhân, ga trải giường…) để tránh bị lây nhiễm.

Chốc lở là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan nếu như tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với vật dụng của người bệnh. Để tránh phải hiện tượng trên, bạn nên sớm áp dụng biện pháp phòng ngừa trong sinh hoạt hằng ngày nếu như có tiếp xúc với người bệnh để tránh bị tổn hại đến sức khỏe.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-choc-lo-co-lay-khong-giai-dap-thac-mac)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY