Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh tay-chân-miệng gia tăng do nắng nóng bất thường

Thời tiết nắng nóng bất thường, khiến trẻ em mắc các bệnh mùa hè gia tăng, trong đó có bệnh tay-chân-miệng (TCM).

Hiện tại, trung bình mỗi ngày BV Nhi TW tiếp nhận khoảng 30-50 bệnh nhân. Các bệnh nhân chủ yếu đến từ Hà Nội.

Theo thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới - BV Nhi TW, tính từ đầu năm đến nay, BV đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc TCM. Chỉ tính riêng 2 tháng 6-7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Bệnh viện E, BS. Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp cho biết, thời tiết nắng nóng bất thường, khiến trẻ em mắc các bệnh mùa hè gia tăng, trong đó có bệnh TCM. Tính trung bình mỗi ngày, Khoa Nội Nhi tổng hợp tiếp nhận khám và điều trị từ 40-50 bệnh nhi. Nhưng trong 3 tuần gần đây, Khoa tiếp nhận mỗi ngày 10-15 trường hợp tới khám và điều trị do mắc bệnh TCM.

Tại buồng bệnh, một bệnh nhi nam, 9 tháng tuổi, ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội có biểu hiện sốt cao trên 39oC liên tục, các nốt phỏng nước xuất hiện nhiều trên da, vết loét vùng họng, miệng khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn. Điều đáng nói, bệnh nhi này không xác định được nguồn lây bệnh. Một bệnh nhi nam khác (13 tháng tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) cũng có biểu hiện sốt cao trên 40oC, uống Thu*c hạ sốt không đỡ, kèm theo co giật, các nốt phỏng nước tập trung nhiều ở khoang miệng dẫn đến ăn kém... Bệnh nhân nhi này được xác định nguồn lây nhiễm là từ anh trai bị TCM cách đây 1 tuần.

Theo TS.BS. Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

BS. Trương Văn Quý cảnh báo thêm, đáng lo ngại là dịch bệnh này lây lan với tốc độ khủng khiếp. Trong lớp học 1 bé mắc bệnh cả lớp đó có thể bị lây nhiễm. Khác với bệnh sởi, trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch đối với TCM do cơ thể có thể mắc nhiều chủng virus TCM khác nhau qua mỗi năm. Vì vậy, trẻ có thể tái mắc sau đó. Hiện nay, bệnh này chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu.

Các bác sĩ cho hay, tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng người lớn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu như: sốt nhẹ hoặc sốt cao, tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...). Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến y tế kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

BP (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/benh-tay-chan-mieng-gia-tang-do-nang-nong-bat-thuong-20200717090905748.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có diễn tiến bệnh khá nhanh, chỉ mới sang ngày thứ hai, thứ ba đã có biến chứng và đi đến Tu vong.
  • Tại TP.HCM đã có 9 trẻ Tu vong do bệnh tay chân miệng, BV Nhi Đồng 1 gửi mẫu ra nước ngoài xét nghiệm nhằm làm rõ về type virus gây bệnh.
  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Chào bác sĩ mangyte, Bác sĩ cho con hỏi quy trình xét nghiệm HIV ở bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM thế nào? Phòng xét nghiệm HIV nằm ở khu vực nào trong bệnh viện? Tại con ở tỉnh lên làm xét nghiệm nên con không biết,với lại đây là vấn đề nhạy cảm nên con ngại hỏi nhân viên trong bệnh viện lắm. Mong bác sĩ trả lời giúp con. Con xin cảm ơn! (L.N.)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY