Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Sài Gòn chiến đấu với bệnh tay chân miệng

TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
Hiện chưa có vacxin phòng bệnh tay chân miệng, cũng chưa có Thu*c chữa trị đặc hiệu, nguồn gây bệnh lại khó nhìn thấy (như muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết). Biện pháp ngăn ngừa duy nhất là phòng bệnh. Đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM cho biết, chuẩn hướng dẫn được soạn thảo ngày 10/5 là cách hữu hiệu nhất giúp các trường mầm non và phụ huynh biết cách phòng bệnh cho trẻ cũng như hạn chế mầm bệnh lây lan.

Theo đó, để phòng bệnh, cả trẻ em lẫn người chăm sóc trẻ phải thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc lúc bàn tay bị vấy bẩn.

Phụ huynh không cho con tiếp xúc, chơi cùng trẻ khác khi bản thân bé, hoặc cháu khác có dấu hiệu bệnh như mệt, lờ đờ sốt, nổi bóng nước. Người lớn trước khi tiếp xúc với trẻ có dấu hiệu bệnh cũng phải rửa tay thật sạch.

Đối với vật dụng mà bé tiếp xúc như bình sữa, ca uống nước, đồ chơi, khăn, ngạch cửa, cửa tủ lạnh... phải thường xuyên được lau hoặc rửa bằng xà phòng, nước Javel, hoặc bằng bột Cloramin B do trạm y tế cung cấp. Với những gia đình có con mắc bệnh phải thực hiện khử khuẩn mỗi ngày.

Cách pha hóa chất nên thực hiện theo đúng hướng dẫn trên bao bì, với những gia đình có trẻ bị bệnh, lượng clo có thể được pha nhiều hơn. Trước khi vệ sinh bằng clo, cần lau rửa vật dụng trước một lần bằng nước và xà phòng, sau đó 10 phút lại lau rửa một lần nữa bằng nước sạch.

Khi pha chế nước với dung dịch khử khuẩn, nên dùng hai vật riêng biệt, một để chứa nước đã pha với chất khử khuẩn, một chứa nước sạch. Giẻ lau cũng nên dùng hai cái riêng. Khi thấy dung dịch khử khuẩn và nước đục màu thì nên thay nước khác, cũng không nên tận dụng dung dịch đã dùng khử khuẩn đồ chơi để lau nhà vì dung dịch này không còn đủ tác dụng khử khuẩn.

BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, chuẩn hướng dẫn đã được gửi đến các trường mầm non và chính quyền địa phương để tuyên truyền cho người dân.

Bắt đầu tăng ca từ tháng 3, bệnh tay chân miệng bùng phát tại TP.HCM. Chỉ trong tháng 4, có hơn 500 trường hợp nằm viện. Hầu hết trẻ mắc bệnh đều có biến chứng nặng, trong khi đó bệnh lại rất dễ lây lan nếu không giữ gìn vệ sinh.

Bệnh chỉ xảy ra ở trẻ từ 5 tuổi trở xuống và gây biến chứng thần kinh với trẻ dưới 2 tuổi. Căn cứ vào thực tế số ca Tu vong nhanh, đại diện Sở Y tế TP.HCM cảnh báo phụ huynh và giáo viên các trường mầm non phải thực hiện đầy đủ hướng dẫn phòng bệnh. Trường hợp phát hiện trẻ có dấu hiệu tay chân miệng như nóng sốt, lừ đừ, đi loạng choạng, chân - tay - miệng nổi bóng nước, thì nhà trường cần báo ngay phụ huynh để đưa trẻ đến các BV chuyên khoa như Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và BV Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.

Theo Cao Lâm - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-sai-gon-chien-dau-voi-benh-tay-chan-mieng-9495.html)

Tin cùng nội dung

  • Tinh trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là béo bụng của người Sài Gòn đang có chiều hướng trẻ hóa. Nhiều thanh niên mới ngoài 30 mà bụng đã phính mỡ.
  • Khi lực lượng cơ quan chức năng ập vào, trong quán bar “số 5” (trước đây có tên khác là Diamond club) có hàng trăm người đang uống rượu, nhảy trong tiếng nhạc.
  • Cả năm, hơn ba trăm sáu mươi lăm ngày Sài Gòn phải gánh gồng vất vả mười mấy triệu người từ muôn nơi đổ đến mưu sinh.
  • Tuyết cùng nhiều người tìm các thiếu nữ có gia cảnh khó khăn, tổ chức bán cho người nước ngoài mua làm vợ. Những người đàn ông Trung Quốc muốn sang Việt Nam mua vợ phải trả cho đường dây này khoảng 150 triệu đồng.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Mangyte có thể cung cấp bảng giá điều trị hiếm muộn chi tiết của BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn? Càng chi tiết càng tốt ạ. Chân thành cảm ơn! (Phan Thị Linh - Long An)
  • Tôi có nghe nói BV Hoàn Mỹ Sài Gòn sẽ tổ chức khám phụ khoa miễn phí vào ngày 8/3 không Mangyte? Nghe bạn bè chia sẻ nhưng chưa biết lịch khám cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte cho tôi biết thông tin cụ thể được không ạ? Xin cảm ơn. (Đặng Diễm Hường - TPHCM)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY