(hnmo) - ngày 9-6, sở y tế thành phố hồ chí minh thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, trong đó nhấn mạnh nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn khi xuất hiện vi rút mới enterovirus 71 (ev71).
Trong 2 tuần qua, số ca mắc bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng ở khu vực miền nam và thành phố hồ chí minh. cùng với việc phát hiện vi rút ev71 là tác nhân gây bệnh, các chuyên gia cảnh báo bệnh tay chân miệng năm nay diễn biến phức tạp.
Số liệu thống kê trong tuần 22 của năm 2023 (từ ngày 29-5 đến hết ngày 4-6), thành phố hồ chí minh ghi nhận 287 ca bệnh tay chân miệng, tăng 133,3% so với trung bình 4 tuần trước (123 ca). trong đó, số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và các trường hợp khám ngoại trú so với trung bình 4 tuần trước. số mắc tích lũy đến tuần 22 của năm 2023 là 1.972 ca.
Thông qua hệ thống giám sát dịch bệnh, có 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng có triệu chứng nặng đang điều trị tại các bệnh viện nhi được phát hiện nhiễm vi rút ev71 và đều có kiểu gen b5 khi tiến hành giải trình tự gen. ev71 chính là tác nhân gây dịch lớn năm 2011, 2018. với số ca bệnh nặng kèm sự xuất hiện của ev71, tình hình dịch bệnh tay chân miệng tại thành phố hồ chí minh được dự báo có nhiều diễn biến phức tạp.
Là một chuyên gia dịch tễ, bác sĩ trương hữu khanh (bệnh viện nhi đồng 1) nhận định, tình hình dịch bệnh tay chân miệng năm nay sẽ phức tạp khi tác nhân gây bệnh là ev71. đã nhiều năm chúng ta không ghi nhận ca tử vong vì tay chân miệng thì hiện nay đã ghi nhận các trường hợp tử vong chuyển từ các tỉnh lân cận và tác nhân gây bệnh chính là ev71.
Theo bác sĩ Khanh, EV71 có đặc tính làm bệnh chuyển nặng nhanh. Nếu thấy con em mình có dấu hiệu khóc quấy, sốt, các bậc phụ huynh cần chú ý không cho trẻ đi học, không đến chỗ đông người trong ít nhất 10 ngày và thường xuyên theo dõi, phát hiện các dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng gồm: Sốt cao, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, chới với, rung giật tay chân, co giật, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân, da nổi bông... “Phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện khi trẻ có một trong các dấu hiệu trên”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Thạc sĩ, bác sĩ lê hồng nga, phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hồ chí minh (hcdc) cho biết đã tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng cho các trung tâm y tế, trạm y tế cơ sở. bên cạnh đó, tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát lồng ghép dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng tại các quận, huyện, thành phố thủ đức.
“chúng tôi đặc biệt chú trọng việc phòng, chống bệnh tay chân miệng với khối mầm non, nhất là nhóm đối tượng nhà trẻ và các nhóm trẻ gia đình. hcdc yêu cầu các đơn vị thực hiện giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, không để trẻ có bệnh tiếp xúc với trẻ khác để hạn chế lây lan. đồng thời, tăng cường truyền thông, tập trung nội dung phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh, hướng dẫn chăm sóc tại nhà và nhận biết bệnh chuyển nặng”, bác sĩ nga nói.
Phó giám đốc sở y tế thành phố hồ chí minh nguyễn hữu hưng cho biết, sở sẽ thực hiện rà soát, tham mưu cho ubnd thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, nhất là giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng tại trường học; tổ chức rà soát hoạt động của các nhóm trẻ gia đình để có sự triển khai đồng bộ trong công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng; triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng trong cộng đồng; đẩy mạnh truyền thông và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Chủ đề liên quan:
phòng chống bênh tay chân miệng tay chân miệng tay chân miệng thành phố hồ chí minh