Cả năm, hơn ba trăm sáu mươi lăm ngày Sài Gòn phải gánh gồng vất vả mười mấy triệu người từ muôn nơi đổ đến mưu sinh.
Cả năm, hơn ba trăm sáu mươi lăm ngày
sài gòn phải gánh gồng vất vả mười mấy triệu người từ muôn nơi đổ đến mưu sinh. Họ sống cái kiểu vô ơn, chỉ xem
sài gòn như chỗ trọ, chỗ dừng chân, chỗ kiếm tiền... Chính vì sống kiểu đó nên mỗi khi lễ Tết, thay vì dọn dẹp sửa chữa làm mới cho
sài gòn thì họ vội vã bỏ về quê, để lại phố xác xơ với rác, với bề bộn và ô nhiễm!
- Nói vậy hơi quá. Thật ra
sài gòn phát triển, rộng lớn hơn mỗi ngày là do sự đóng góp của những người nhập cư đó.
Quán cà phê của chú Tư sáng nào cũng rôm rả những câu chuyện đời, những câu chuyện thời sự của những người đàn ông của khu phố sau khi chạy thể dục về tấp vào.
- Cả năm làm việc bận rộn, nhờ cái Tết mà mình mới có thời gian dọn dẹp và làm mới lại nhà cửa.
- Theo em, ngoài việc dọn dẹp và làm mới lại nhà cửa, còn một việc quan trọng hơn rất nhiều, đó là việc dọn dẹp và làm mới lại chính tâm mình.
- ?
- 9 ngày nghỉ Tết cũng là khoảng thời gian cần thiết để chúng ta nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và hồi phục lại năng lượng sống cho chính mình.
- Dọn dẹp và làm mới lại tâm mình là sao bác sĩ?
- Tâm mình cũng giống như một ngôi nhà. Muốn dọn dẹp trước hết phải lắng lòng và nhìn kĩ xem cái gì làm nó bề bộn và xem có dứt bỏ được không. Ví như những mối quan hệ, những việc làm và cả bệnh tật. Có những mối quan hệ lấy đi của chúng ta rất nhiều năng lượng, làm chúng ta mệt mỏi đau khổ... Có những việc làm lấy đi của chúng ta thời gian, sức khoẻ, kéo chúng ta chạy và làm như cái máy đến nỗi chúng ta quên hôn lên trán mẹ trước khi ra khỏi nhà, quên mua hoa tặng vợ ngày kỉ niệm nào đó trong năm, quên dẫn con đi chơi, quên dạy cho chúng điều hay lẽ phải....
- Ờ... ờ... ờ he. Có những điều chúng ta nghĩ rằng rất nhỏ bé, nhưng lại cực kì quan trọng.
- Chú nghĩ xem, cái ch*t, bệnh tật không lấy đi của chúng ta nhiều thứ đâu. Đôi khi cái tivi, trận đá bóng, bộ phim Hàn lấy đi của chúng ta nhiều thứ đó. Thay vì chúi mũi vào đó, chúng ta dành thời gian ngồi lại bên người thân. Chú biết không, đôi khi sự có mặt của chú trong căn nhà cũng là hạnh phúc, đâu cần nói gì, đâu cần làm gì.
- ...
- Bác sĩ, anh hay đọc kinh Phật và thấy có ghi rằng ngày xưa mỗi khi Phật giảng Pháp xong là có rất nhiều người chứng đắc và đạt quả. Sao ngày nay ít thấy ai chứng đắc?
- ...
Mình lặng im ngắm nhìn người bạn lớn tuổi ở cùng một dãy phố. Nhà anh trên sân thượng có an vị một tượng Bồ Tát cứu khổ cứu nạn.
Mình muốn nói cho anh và cho những người ngồi đây thật nhiều, nhưng sao thấy khó quá. Có những điều những chuyện không thể diễn đạt bằng lời.
- À, anh có biết phòng mạch tư bác sĩ Phúc không?
- Biết. Phòng mạch đó đông nghẹt bệnh nhân. Chiều nào cũng khám cả trăm bệnh.
- Vì sao?
- Vì bác sĩ Phúc ấy giỏi và có tâm thiện đã chữa hết bệnh được nhiều người. Đến được bác sĩ ấy khám về nhà là an tâm ngay.
- ?
- Khi bệnh, chúng ta cần bác sĩ. Và bác sĩ giỏi giúp chúng ta nhiều điều. Có thể bệnh chúng ta không thể chữa hết, nhưng chúng ta an tâm khi thấy bác sĩ.
- ...
- Khi chúng sinh đến với Bụt, nghe Bụt nói Pháp và chứng đắc... Có thể là do “sự có mặt” của Bụt.
- Sự có mặt?
- Đúng rồi, sự có mặt của một người thảnh thơi như mây trắng, vững chãi như núi Tu Di. Nơi Người toát lên sự từ bi và hạnh phúc... nên làm rung động và đạt đạo cho rất nhiều người.
Trong cuộc sống hằng ngày, nơi công sở hay trong gia đình cũng vậy, rất cần sự có mặt của người sống hạnh phúc, sống bình an. Đó là chất liệu để giúp cho nhau chuyển hoá.
Ví như mỗi sáng đi làm chúng ta đều tưới tẩm mình bằng những đấu đá hơn thua ganh tị, chiều về nhà lại tắm mình trong những bộ phim uỷ mị lừa tình gạt tiền hận thù bạo lực... thì những thứ ấy sẽ lớn dần trong tâm chúng ta, sẽ huỷ hoại những yêu thương nhân ái... Bởi thế, chúng ta phải biết dọn dẹp và làm mới tâm mình...
Anh là cha, là chồng của một gia đình, anh phải là người sống hạnh phúc nhé!
BS.
Bảo Trung