Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cẩn trọng với cao điểm dịch tay chân miệng ở trẻ em

Thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng. Đáng nói, chủng Enterovirus 71 có khả năng gây bệnh nặng. Các bác sĩ khuyến cáo, cần chú ý phòng bệnh bằng cách đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, vui chơi của trẻ…

Đã có trường hợp tử vong

Theo tin từ bộ y tế, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 ca tử vong. ngoài ra, kết quả giám sát phát hiện sự xuất hiện của virus enterovirus 71 (ev71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc tay chân miệng. so với số liệu trung bình 5 năm gần đây, số ca mắc chưa có dấu hiệu tăng cao đột biến.

Thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương.

Mới đây, bệnh viện nhi đồng 1 (tp hcm) thông tin, vừa qua, các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa một trường hợp nghi mắc bệnh tay chân miệng nhưng tình trạng quá nặng, bệnh nhi đã tử vong vào đêm 31/5.

Trước đó, ngày 30/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có bệnh nhi 1 tuổi tử vong vì bệnh tay chân miệng. Sau khi ghi nhận ca tử vong do tay chân miệng, CDC Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ đã kiểm tra, giám sát tình hình dịch tại địa phương này.

Thời điểm mùa hè cũng là lúc cao điểm của bệnh này. theo thông tin của trung tâm kiểm soát bệnh tật tp hcm, bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch và thời điểm dịch bùng phát thường vào khoảng từ tháng 3-5 và tháng 8-9 hàng năm.

Các triệu chứng thường thấy ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Ảnh minh hoạ.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. trẻ em có nguy cơ lây nhiễm virus và mắc bệnh cao hơn vì có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh này có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm hơn như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. do đó, phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu ở trẻ để điều trị kịp thời.

Cần phát hiện sớm dấu hiệu

Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.

Những con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng có thể kể đến như: trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh; hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện; tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh; trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh; lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.

Ảnh minh hoạ.

Các dấu hiệu dễ nhận biết đặc trưng của bệnh này là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phong nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Cục y tế dự phòng, bộ y tế đã có khuyến cáo đến người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng như sau:

1. Vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Vệ sinh ăn uống:

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

5. Theo dõi phát hiện sớm

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/can-trong-voi-cao-diem-dich-tay-chan-mieng-o-tre-em-5719694.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY