Biến thể omicron đang làm cho chúng ta bị bệnh theo cách khác so với chủng sars-cov-2 ban đầu, theo craig spencer - bác sĩ phòng cấp cứu hàng đầu.
Tiến sĩ craig spencer, phó giáo sư về y học cấp cứu tại trung tâm y tế đại học columbia (mỹ), tiết lộ rằng có ít bệnh nhân nhiễm omicron thở hổn hển và cần oxy, không giống như đợt dịch đầu tiên vào tháng 3.2020.
“Nhưng nó tác động đến bệnh nhân theo những cách khác nhau”, ông Craig Spencer cho biết, đề cập đến kinh nghiệm của mình trong ca cấp cứu ở thành phố New York (Mỹ).
Ông Craig Spencer nói hiện có số lượng kỷ lục những người mắc COVID-19 ở phòng cấp cứu, cũng như rất nhiều người không mắc bệnh này. “Trong đợt bùng dịch đầu tiên, COVID-19 là thứ duy nhất chúng tôi thấy trong phòng cấp cứu của mình”, ông chia sẻ.
Theo Craig Spencer, COVID-19 đang làm cho các tình trạng y tế có vấn đề từ trước trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, nó có thể đe dọa tính mạng những người bị tiểu đường.
Những người lớn tuổi mắc COVID-19 có thể trở nên quá yếu để rời khỏi giường, không thể đi lại và không thể xuất viện, ông nói.
Craig Spencer nói thêm: “Điều khác biệt bây giờ là những người mắc COVID-19 đó thường nằm trên giường bên cạnh những bệnh nhân đã làm mọi cách để tránh vi rút. Chẳng hạn bệnh nhân ung thư đang hóa trị, những người suy giảm miễn dịch hoặc bị bệnh nặng khác".
Thành phố New York có 5.495 ca nhập viện do COVID-19 tính đến ngày 3.1.2022 - Ảnh: GettySố liệu thống kê chính thức cho thấy có 5.495 người nhập viện vì COVID-19 ở thành phố New York tính đến hôm 3.1.2022, gấp 4 lần con số 2 tuần trước và cao hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ tháng 5.2020.
Ở anh, nơi omicron là biến thể sars-cov-2 phổ biến nhất, có đến 2/3 bệnh nhân nhập viện do covid-19, theo dữ liệu tính đến 31.12.2021.
Craig Spencer nói rằng hầu hết những bệnh nhân COVID-19 nặng nhất đều không tiêm vắc xin, ngay cả với Omicron. Ông khuyên: "Nếu bạn vẫn chưa được tiêm vắc xin hoặc nhận mũi tăng cường, bây giờ thực sự là lúc. Nó tạo ra sự khác biệt".
Trong một diễn biến khác, mucio kit delgado, trợ lý giáo sư về y học cấp cứu tại khoa cấp cứu trung tâm y tế penn presbyterian (ý), nói ông đã nhìn thấy mô hình nhất quán trong các triệu chứng nhiễm omicron dựa trên tình trạng tiêm vắc xin.
Mucio Kit Delgado nói: "Hầu như không thấy bất kỳ ai tiêm mũi vắc xin tăng cường trong bệnh viện vì nếu mắc COVID-19 thì họ có thể đang ổn ở nhà hoặc có các triệu chứng giống như cảm lạnh/cúm thông thường".
Trong khi đó, với người đã tiêm vắc xin nhưng chưa nhận mũi tăng cường, Mucio Kit Delgado thấy nhiều bệnh nhân đã "kiệt sức, mất nước và sốt". Ông nói rằng những người trên 55 tuổi hoặc có các vấn đề y tế khác thường nhập viện để truyền dịch qua đường tĩnh mạch và được chăm sóc hỗ trợ.
Cuối cùng, Mucio Kit Delgado nói rằng theo kinh nghiệm của mình, những người chưa tiêm vắc xin thường bị bệnh nặng và phải nhập viện vì họ cần oxy. "Một số thậm chí còn trẻ hơn tôi", ông nói.
Đến nay thế giới ghi nhận 114 người ch*t do Omicron, song con số thực có thể cao hơn rất nhiều. Trong đó Vương quốc Anh chiếm đa số với 75 trường hợp, tiếp đến là Đan Mạch (18), Đức (15).
Hàn Quốc báo cáo 2 người T* vong vì biến thể mới, còn Mỹ, Úc, Ấn Độ và Ma Rốc đều có 1 ca.
Có thể bạn sẽ không biết rõ nhiễm omicron khi nào vì gặp gỡ nhiều người và đến nhiều nơi. song nguy cơ nhiễm vi rút gia tăng nếu bạn ở trong phòng kín, kém thông gió với f0.
Omicron có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với biến thể delta hoặc alpha nên bạn có thể sẽ thấy các triệu chứng sớm hơn, khoảng sau 2 hoặc 3 ngày tiếp xúc với vi rút. trong khoảng thời gian ủ bệnh này, hầu hết mọi người không có triệu chứng. thậm chí một số người sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào trong toàn bộ quá trình nhiễm omicron nếu đã tiêm 2 hoặc 3 mũi vắc xin.
Mỗi người có kháng thể khác nhau và sẽ trải qua các triệu chứng ban đầu không giống nhau. thế nhưng, những triệu chứng thường thấy nhất ở người nhiểm omicron là đau lưng dưới, đổ mồ hôi ban đêm và ngứa họng. những triệu chứng khác của người nhiễm omicron là đau đầu, đau cơ, chảy nước mũi, hắt hơi, buồn nôn và chán ăn.
Khi các triệu chứng xuất hiện, bạn thường tiến hành xét nghiệm nhanh kháng nguyên trước. Nếu có kết quả dương tính, bạn có thể làm xét nghiệm PCR để xác nhận.
Tại Anh, nếu mắc COVID-19, bạn phải ở trong nhà trong 7 ngày. Nếu có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính cách nhau 24 giờ vào ngày thứ sáu và thứ bảy thì bạn có thể dừng cách ly.
Tuy nhiên, F0 có thể bỏ lỡ tất cả những giai đoạn này và chỉ cho kết quả dương tính khi xét nghiệm định kỳ hoặc ngẫu nhiên. Thời điểm đó, bạn đang ở giai đoạn 4 và sẽ phải cách ly cho đến lúc có kết quả xét nghiệm âm tính, ngay cả khi không có triệu chứng.
Nhìn chung, một số người nhiễm omicron thường thấy như bị cảm lạnh nặng và có xu hướng khỏe lại sau 7 ngày cách ly, nhưng có thể mệt mỏi trong 1 tuần sau đó.