Nhiều em bé đã sẵn sàng ăn dặm vào khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng tuổi và bố mẹ thường dùng các loại thực phẩm truyền thống như ngũ cốc cho trẻ sơ sinh và các món ăn đơn giản khác nhằm tránh dị ứng thực phẩm.
Những món này không hẳn là không tốt đối với trẻ sơ sinh, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm không đa dạng về dinh dưỡng có thể dẫn đến việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng và làm cho bé khó tiếp nhận các loại thực phẩm có hình dạng và mùi vị khác nhau.
Bài viết dưới đây sẽ mách bạn một số phương pháp giúp bạn giải quyết vấn đề trên một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Các chuyên gia thường khuyên bạn nên chờ cho đến khi con được 1 tuổi rồi mới tập ăn, vì nếu ăn sớm bé có thể dễ dị ứng với các loại thực phẩm như trứng, các loại hạt, đậu phộng, cá và động vật có vỏ. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy việc tập cho con ăn dặm các món trên lúc 4–6 tháng tuổi thực sự có thể giúp ngăn ngừa tình trạng dị ứng thực phẩm.
Nếu bé đã được ít nhất 4 tháng tuổi và có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, bạn hãy cho con ăn dặm bằng những thực phẩm không gây dị ứng như rau, trái cây, thịt, bột ngũ cốc để xem liệu chúng có gây ra bất kỳ phản ứng nào không. Nếu bé không dị ứng, bạn có thể chuyển sang các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hơn, chẳng hạn như trứng và cá.
Bạn nên cho bé ăn các loại thức ăn mới dần dần, từng loại tại một thời điểm trong trường hợp bé bị dị ứng thực phẩm. Nếu cho bé dùng một lượt nhiều thực phẩm mới lạ, bạn khó xác định được bé dị ứng với loại thực phẩm cụ thể nào. Ví dụ, nếu bạn cho bé ăn 3 loại thực phẩm mới trong một ngày và bé bị phản ứng dị ứng, bạn sẽ không biết những loại thực phẩm nào đã gây tình trạng kích ứng ở bé.
Các loại thức ăn hay thứ tự ăn không phải là điều bạn cần quan tâm, miễn là bạn cho bé ăn các loại thực phẩm lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng. Mỗi khi cho bé ăn một món mới, bạn nên chờ 3 – 5 ngày rồi mới thêm một món khác vào thực đơn.
Bé có anh chị em ruột hoặc bố/mẹ từng có tiền sử về dị ứng (bao gồm sốt cao, chàm, bệnh hen hoặc dị ứng thức ăn) sẽ có nhiều khả năng bị dị ứng. Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về dị ứng trước khi bắt đầu cho con ăn dặm hoặc cho con ăn các loại thực phẩm mới nếu bé có bất kỳ yếu tố sau:
- Có anh chị em ruột bị dị ứng với đậu phộng;
- Bệnh chàm bội nhiễm ở mức độ trung bình đến nặng;
- Được chẩn đoán dị ứng hoặc từng bị dị ứng với một loại thực phẩm;
- Kết quả dị ứng dương tính đối với thức ăn mà con chưa thử.
Những bé bú mẹ hoàn toàn thì nên cho ăn dặm khi đủ 6 tháng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của mỗi bé là không giống nhau cho nên không phải bé nào khi 6 tháng cũng có thể ăn dặm, có những bé chưa sẵn sàng, cha mẹ nên đợi thêm vài tuần. Điều quan trọng là phải quan sát xem trong quá trình ăn, bé có những biểu hiện khác thường nào không thì mới có thể quyết định cho bé ăn dặm tiếp tục hay không.
Trước 6 tháng tuổi, bé có phản xạ đưa thức ăn hoặc bất cứ thứ gì cầm được trên tay bỏ vào miệng, phản xạ này có thể mất đi.
Bé có thể giữ thẳng đầu và cổ. Đây là điều kiện tiên quyết.
Bé có thể ngồi và muốn đưa tay với, cầm những vật ở trước mắt.
Nước bọt tiết ra nhiều hơn.
Bú sữa không tập trung, thời gian bú sữa phải kéo dài.
Bí quyết để bố mẹ lựa chọn những món ăn dặm cho bé
Ăn dặm là một trong những cột mốc vô cùng quan trọng của bé, do đó việc lựa chọn chính xác những món ăn dặm cho bé là điều vô cùng quan trọng để giúp bé phát triển tốt về...
Lan Ý
Chủ đề liên quan: