Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng

Đau thắt lưng là một sự đau thắt không chủ ý của các cơ ở vùng dưới của lưng, gần rễ thần kinh đi vào và ra khỏi tủy sống của cột sống.

đau thắt lưng là một sự đau thắt không chủ ý của các cơ ở vùng dưới của lưng, gần rễ thần kinh đi vào và ra khỏi tủy sống của cột sống. Mức độ đau thắt lưng có thể khác nhau đối với mỗi người. Một số người cảm thấy chỉ khó chịu nhẹ, không thường xuyên, trong khi những người khác lại dễ bị đau dữ dội khiến khó xoay chuyển và khó đi lại. Trong một số trường hợp, cơn đau tự biến mất, nhưng có những trường hợp xuất hiện cơn đau không chịu được và kéo dài cần phải can thiệp y tế ngay.

Dấu hiệu thường gặp

Tùy thuộc vào nguyên nhân, cảm giác đau thắt lưng có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp của chứng đau thắt lưng bao gồm những triệu chứng sau đây: đau lưng; đau hông hoặc mông; yếu cơ hoặc căng cơ; cong vẹo cột sống; dấu hiệu “buông chân” - một cảm giác chân kéo lê trên mặt đất; cứng cổ và đau cổ; tê hoặc ngứa ở chân hoặc mông; đau vai hoặc cánh tay; cứng cột sống.

Một số có thể gặp các triệu chứng về thần kinh như đau đầu, đặc biệt là ở phần sau của đầu hoặc đau thần kinh tọa. Ngoài ra, đau thắt lưng dưới có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là nên đến các cơ sở chăm sóc y tế, nếu bạn có những cảm giác bất thường như yếu cơ, tê hoặc ngứa ở một bên cơ thể, sự mất cân bằng cơ thể, mất kiểm soát đi tiểu hoặc mất cảm giác ở chân tay của bạn.

Nguyên nhân do đâu?

Chứng đau thắt lưng có thể đơn giản là do căng hoặc tổn thương cơ, gân và dây chằng. đau thắt lưng do nâng vật nặng sai tư thế là một nguyên nhân gặp phổ biến. Chơi các môn thể thao như bóng đá và chơi golf có thể dẫn đến đau lưng dưới vì chúng đòi hỏi nhiều sự xoắn vặn và quay lưng đột ngột. Có một số nguyên nhân khác có thể gây đau thắt lưng: viêm khớp; thoái hóa đĩa đệm cột sống; hẹp ống sống; thoát vị đĩa đệm...

Làm thế nào để thoát khỏi chứng đau thắt lưng dưới sau chấn thương?

Trong trường hợp bạn bị đau thắt lưng sau khi bị chấn thương hãy chườm đá lạnh (gói vào khăn vải) ngay sau chấn thương và những ngày sau có thể chườm nóng. Nước đá lạnh giúp làm giảm viêm và chườm nóng giúp cải thiện lưu lượng máu vùng lưng dưới.

Nếu cơn đau lưng dưới vẫn kéo dài và gây khó chịu, mặc dù đã chườm lạnh và nóng, bạn có thể chuyển sang dùng Thu*c như Thu*c chống viêm không steroid. Thu*c giãn cơ cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau.

Các liệu pháp thay thế như chăm sóc chỉnh hình và liệu pháp vật lý trị liệu có thể tiếp cận, nhưng nên tham khảo bác sĩ và được chẩn đoán xác định trước khi tham gia các phương pháp điều trị thay thế.

Một số biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng

Phần lưng dưới của chúng ta luôn chịu một tải trọng lớn của cơ thể và chịu trách nhiệm lớn trong các hoạt động cơ thể hằng ngày, vì vậy tốt hơn chúng ta nên có một nhận thức đúng đắn cho vấn đề chăm sóc vùng lưng dưới, càng giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến vùng lưng dưới, càng làm giảm phát triển chứng đau thắt lưng. Đối với nhiều người, giảm một vài cân nặng, đứng thẳng hoặc đi giày thấp gót có thể giảm thiểu căng thẳng ở lưng dưới và giữ cho vùng lưng dưới mạnh khỏe. Hoạt động thể chất thường xuyên tăng cường sức mạnh các cơ cả vùng lưng và bụng cũng sẽ giúp tốt hơn.

Ngoài ra, để giảm đau thắt lưng cần chú ý:

1. Nếu bạn có một tiền sử thương tích do thể thao, cần nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau.

2. Chọn một chiếc giường cứng hoặc bề mặt thoải mái để nằm bất động khi xuất hiện các cơn đau.

3. Thở sâu và chậm để làm thư giãn các cơ bắp vùng lưng.

4. Thực hành các kỹ thuật hình dung, chẳng hạn như tưởng tượng rằng các điểm co thắt đau đang được tháo gỡ.

5. Khi căng cơ, cần làm việc và hoạt động cẩn thận, chậm rãi.

6. Hãy thử liệu pháp xoa bóp, nhưng tránh xoa bóp trực tiếp vào cơ bắp đang đau.

7. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng canxi, magiê và kali thường thấp ở những người bị đau thắt lưng.

8. Uống đủ nước hằng ngày có thể giúp bạn tránh được đau thắt và hồi phục nhanh hơn.

9. Tránh nằm lâu trên giường hoặc ngồi lâu.

10. Nếu bạn có tiền sử đau thắt lưng, nên đi bộ vừa phải và thường xuyên hằng ngày, tối thiểu 30 phút/ngày. Theo thời gian, có thể tăng tốc độ đi bộ lên mức chịu đựng được. Điều này cũng làm giảm nguy cơ phát triển đau thắt lưng trong cuộc sống.

Thực tế cho thấy, phần lớn các vấn đề về lưng dưới có thể được ngăn ngừa nếu chúng ta chăm sóc tốt cho bản thân mình. Cần nhớ rằng, cử động không chính xác, tập thể dục cường độ cao và tư thế xấu có thể gây áp lực ở lưng dưới, có thể dẫn đến đau thắt lưng. Một số chuyên gia chỉnh hình cho biết, gần 90% các vấn đề lưng dưới có thể ngăn ngừa được.

Bs. Hải Thanh

((Theo belmarrahealth))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bien-phap-phong-ngua-dau-that-lung-n131020.html)

Tin cùng nội dung

  • Gai cột sống thắt lưng là biểu hiện của thoái hóa cột sống, gây đau nhức và ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như khả năng lao động của người bệnh.
  • Đau cột sống thắt lưng (CSTL) hay còn gọi là đau lưng vùng thấp là hội chứng do đau khu trú trong khoảng từ ngang mức L1 đến nếp lằn mông...
  • Đau thắt lưng là một triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi. Đó là một triệu chứng của nhiều bệnh, đôi khi để lại những hậu quả xấu.
  • Người ta thấy rằng có đến 90% đau thắt lưng ở NCT không rõ nguyên nhân hay gọi là đau thắt lưng cơ năng. Đau thắt lưng ở NCT có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính, là biểu hiện đau ngang vùng thắt lưng, có thể vị trí đau ngay giữa cột sống hoặc đau lan sang cả hai bên cột sống
  • Tôi 56 tuổi, gần đây hay bị đau cứng vùng thắt lưng. Xin hỏi, tôi mắc bệnh gì?
  • Nếu không có thời gian đến phòng tập Gym, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và chống lại những cơn đau thắt lưng với bài tập yoga dưới đây.
  • Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính hoặc để dự phòng đau thắt lưng tái phát do thoái hóa đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa.
  • Những người làm việc thường xuyên ở tư thế ngồi (nhân viên văn phòng, công nhân may) sẽ rất dễ bị đau thắt lưng.
  • Chọc ống sống thắt lưng (lumbar puncture hay spinal tap) là thủ thuật lấy một mẫu dịch não tủy để làm xét nghiệm. Dịch não tủy là chất lỏng bao quanh não và tủy sống.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về bệnh đau thắt lưng: cách phòng ngừa, chữa trị và các bài tập vận động để có cơ thắt lưng khoẻ mạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY