Khoa học hôm nay

Biến thể Omicron làm xói mòn hy vọng đạt được miễn dịch cộng đồng

Biến thể Omicron làm xói mòn hy vọng đạt được miễn dịch cộng đồng

Ngay từ những ngày đầu tiên của đại dịch, các quan chức y tế công cộng đã bày tỏ hy vọng rằng có thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, miễn là có tỷ lệ dân số đủ cao được tiêm vắc xin hoặc nhiễm SARS-CoV-2 rồi khỏi bệnh.

Những hy vọng đó dường như tắt lịm khi SARS-CoV-2 đột biến nhanh chóng thành các biến thể mới liên tiếp trong năm qua, cho phép nó tái nhiễm ở những người đã tiêm vắc xin hoặc khỏi bệnh COVID-19 trước đó.

Hy vọng về khả năng miễn dịch cộng đồng lại hồi sinh khi biến thể omicron xuất hiện tháng 11.2021. một số quan chức y tế lập luận rằng omicron lây lan cực nhanh và gây ra bệnh nhẹ hơn có thể khiến đủ số người tiếp xúc với vi rút sars-cov-2 theo cách ít nguy hại hơn rồi cung cấp sự bảo vệ từ đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng omicron vượt các chủng sars-cov-2 cũ trong lây nhiễm cho những người đã được tiêm vắc xin hoặc khỏi covid-19. điều này củng cố thêm bằng chứng rằng sars-cov-2 sẽ tiếp tục tìm cách vượt qua hệ thống miễn dịch của chúng ta.

Tiến sĩ Olivier le Polain, nhà dịch tễ học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói với Reuters: “Việc đạt đến ngưỡng lý thuyết mà sau đó sự lây truyền sẽ ngừng lại có lẽ là phi thực tế dựa trên kinh nghiệm mà chúng ta đã có trong đại dịch”.

Điều đó không có nghĩa là miễn dịch trước đó không mang lại lợi ích gì. Thay vì miễn dịch cộng đồng, nhiều chuyên gia cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiêm vắc xin và khỏi COVID-19 trước đó sẽ giúp tăng cường miễn dịch chống lại SARS-CoV-2, làm bệnh ít nghiêm trọng hơn với những người nhiễm vi rút hoặc tái nhiễm.

Tiến sĩ david heymann, giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại trường vệ sinh và y học nhiệt đới london (anh), cho biết: “miễn là khả năng miễn dịch còn tồn tại với omicron và các biến thể trong tương lai, chúng ta sẽ còn may mắn và căn bệnh này sẽ có thể kiểm soát được”.

Khả năng miễn dịch cộng đồng khó xảy ra khi biến thể Omicron xuất hiện - Ảnh: Reuters

Hy vọng có vắc xin chống lại tất cả biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai

Các vắc xin COVID-19 hiện tại chủ yếu được thiết kế để chống bị bệnh nặng và T* vong hơn là ngăn nhiễm vi rút. Kết quả thử nghiệm lâm sàng vào cuối năm 2020 cho thấy hai trong số các loại vắc xin có hiệu quả hơn 90% với COVID-19 (Moderna và Pfizer), ban đầu làm dấy lên hy vọng rằng có thể ngăn chặn phần lớn SARS-CoV-2 bằng cách tiêm chủng rộng rãi, tương tự như cách tiêm vắc xin để kiềm chế bệnh sởi.

Theo Marc Lipsitch - nhà dịch tễ học tại Harvard T.H. Chan School of Public Health (Mỹ), với SARS-CoV-2, có hai yếu tố đã làm suy yếu hy vọng đó.

Ông nói: “Đầu tiên là khả năng miễn dịch, đặc biệt là với nhiễm vi rút, là loại miễn dịch quan trọng, suy yếu khá nhanh, ít nhất là từ các loại vắc xin mà chúng ta có ngay bây giờ. Thứ hai là vi rút SARS-CoV-2 có thể nhanh chóng đột biến theo cách khiến nó tránh được sự bảo vệ từ việc tiêm vắc xin hoặc khỏi COVID-19 trước đó, ngay cả khi khả năng miễn dịch chưa suy yếu”.

Tiến sĩ David Wohl, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ), cho biết: “Nó thay đổi cuộc chơi khi những người được tiêm vắc xin vẫn có thể truyền vi rút sang người khác”.

Ông không ủng hộ giả định rằng việc nhiễm omicron sẽ tăng khả năng miễn dịch, đặc biệt là chống lại biến thể tiếp theo. “nếu nhiễm omicron, có thể điều đó chỉ bảo vệ bạn khỏi tái nhiễm biến thể này”, tiến sĩ david wohl nói.

Đồng quan điểm với tiến sĩ david wohl, eric topol - giáo sư y học phân tử tại viện nghiên cứu scripps (mỹ) nói: “nếu bạn đã nhiễm omicron và khỏi bệnh, điều đó có thể mở rộng khả năng nhận dạng vi rút của tế bào t và tế bào nhớ b, mang lại cho bạn một đợt kháng thể trung hòa tuyệt vời. song, bạn không thể khẳng định rằng nhiễm omicron sẽ bảo vệ bản thân trước các biến thể trong tương lai”.

Theo Pasi Penttinen, chuyên gia hàng đầu về cúm tại Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu, có thể thay đổi điều đó nếu vắc xin đang trong quá trình phát triển cung cấp khả năng miễn dịch chống lại các biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai hoặc thậm chí nhiều loại coronavirus.

Tiến sĩ Richard Hatchett, Giám đốc điều hành Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), tổ chức tài trợ vắc xin COVID-19 cho nhiều quốc gia, nói tại cuộc họp báo trực tuyến rằng có “những thách thức khoa học cốt lõi với việc phát triển một loại vắc xin có thể chống lại nhiều đột biến của vi rút”.

Tiến sĩ richard hatchett cho rằng "ít nhất 2 năm nữa" mới có vắc xin bảo vệ rộng rãi chống lại các biến thể sars-cov-2 khác nhau. theo ông, nếu biến thể mới xuất hiện hoạt động theo cách khác biệt đáng kể với omicron và các chủng cũ thì “chính xác là chúng ta có thể gánh chịu một đợt dịch covid-19 khác”.

Tiến sĩ Richard Hatchett nói các nghiên cứu cho thấy những người nhiễm SARS, loại vi rút gây ra dịch bệnh năm 2003 đến 2004, cũng tạo ra kháng thể với SARS-CoV-2.

Về mặt sinh học, chúng ta biết điều đó là có thể, nhưng câu hỏi đặt ra là làm cách nào để nắm bắt được và đưa nó vào một loại vắc xin mà chúng ta có thể dễ dàng sử dụng? Việc này sẽ mất một khoảng thời gian”, Richard Hatchett chia sẻ.

Hy vọng về khả năng miễn dịch cộng đồng như một tấm vé quay trở lại cuộc sống bình thường là khó xảy ra

"những điều này đã được đăng trên các phương tiện truyền thông: ‘chúng ta sẽ đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng khi 60% dân số tiêm vắc xin’. điều đó đã không xảy ra. sau đó là 80%. một lần nữa, điều này đã không xảy ra”, francois balloux, giáo sư sinh học hệ thống tính toán tại đại học london, nói.

Ông Francois Balloux cho biết thêm: “Nghe có vẻ kinh khủng nhưng tôi nghĩ chúng ta phải chuẩn bị tinh thần cho thực tế rằng phần lớn người dân sẽ tiếp xúc với SARS-CoV-2”.

Các chuyên gia y tế toàn cầu cho rằng covid-19 cuối cùng sẽ trở thành bệnh đặc hữu, lưu hành dai dẳng trong dân số và gây ra những đợt tăng số ca đột biến lẻ ​​tẻ. tuy nhiên, sự xuất hiện của omicron đã đặt ra câu hỏi về thời điểm chính xác điều đó xảy ra.

"Rồi cũng sẽ đến thời điểm đó, nhưng chúng ta không ở đó lúc này", Tiến sĩ Olivier le Polain của WHO nhấn mạnh.

Theo một nghiên cứu sơ bộ ở Israel, mũi vắc xin COVID-19 thứ 4 nâng kháng thể lên mức cao hơn so với lần tiêm thứ 3 nhưng không đủ để ngăn nhiễm Omicron.

Trung tâm Y tế Sheba ở Israel đã tiêm mũi vắc xin tăng cường thứ 2 trong cuộc thử nghiệm giữa các nhân viên của mình. Họ nghiên cứu tác dụng của mũi vắc xin tăng cường Pfizer ở 154 người sau 2 tuần tiêm và mũi vắc xin tăng cường Moderna với 120 người sau 1 tuần tiêm. Việc này được so sánh với nhóm đối chứng không nhận được mũi vắc xin thứ 4.

Trung tâm Y tế Sheba cho biết những người trong nhóm tiêm mũi tăng cường Moderna trước đó đã nhận 3 liều vắc xin Pfizer.

Gili Regev-Yochay, Giám đốc của Đơn vị Bệnh truyền nhiễm của Trung tâm Y tế Sheba, cho biết: “Mũi vắc xin thứ 4 đã làm tăng lượng kháng thể cao hơn một chút so với những gì chúng ta có sau liều thứ ba. Tuy nhiên, điều này có lẽ là không đủ với Omicron”.

"hiện tại, chúng tôi biết rằng mức độ kháng thể cần thiết để bảo vệ và không nhiễm omicron có lẽ là quá cao với vắc xin, ngay cả khi đó là một loại vắc xin tốt", bà nói thêm.

Các phát hiện mà Trung tâm Y tế Shebacho là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới dạng này nhưng mới chỉ sơ bộ.

Làm gì để chấm dứt đại dịch COVID-19?

Sir Jeremy Farrar, Giám đốc Quỹ Wellcome Trust (quỹ từ thiện ở Anh tập trung vào nghiên cứu sức khỏe), cho biết thế giới cần một cách tiếp cận toàn cầu để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó đại dịch.

Khi nhiều quốc gia đã tập trung vào các thách thức trong nước của họ vài năm qua, chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận đó. Chúng ta phải quay lại với nhau xuyên biên giới, xuyên lục địa và gạt sự khác biệt của mình sang một bên vì lợi ích chung”, ông nói.

Thế nhưng, Sir Jeremy Farrar cũng cảnh báo rằng vi rút vẫn "có tính linh hoạt cao và đang thích nghi với loài người".

sự xuất hiện của omicron đại diện cho một giai đoạn rắc rối mới và cho thấy sự cân bằng của đại dịch này như thế nào. có lẽ không ai trong chúng ta tin rằng omicron sẽ là biến thể cuối cùng hoặc covid-19 sẽ là đại dịch cuối cùng”, ông chia sẻ.

Sir Jeremy Farrar cho biết khi Anh có số lượng ca mắc COVID-19 giảm, đại dịch vẫn chưa kết thúc.

Ông nói: “Bây giờ chúng ta cần cung cấp vắc xin COVID-19 trên toàn cầu và đó sẽ là lúc chúng ta kết thúc giai đoạn này của đại dịch”.

Sir Jeremy Farrar nói cần cung cấp vắc xin COVID-19 trên toàn cầu nếu muốn chấm dứt đại dịch - Ảnh: Internet

Đồng quan điểm với Sir Jeremy Farrar, các chuyên gia y tế công cộng hàng đầu thế giới cho rằng công bằng vắc xin là cách tốt nhất để thoát khỏi giai đoạn đại dịch COVID-19 hiện nay.

Về khoảng cách tiêm vắc xin COVID-19 tại hội nghị Davos Agenda ảo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Mike Ryan- Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết hơn một nửa dân số thế giới đã nhận được 2 liều vắc xin COVID-19, nhưng chỉ có 7% dân ở châu Phi được tiêm chủng đầy đủ.

Ông nói: "Vấn đề là chúng ta đang bỏ lại những vùng đất khổng lồ của thế giới, nhưng vắc xin hoàn toàn là trọng tâm. Không có cách nào thoát khỏi đại dịch ngay bây giờ nếu không có vắc xin là trụ cột chiến lược trung tâm".

Việc phát hiện ra biến thể omicron ở phía nam châu phi đã nâng cao tuyên bố rằng tỷ lệ phủ vắc xin thấp có thể tạo cơ hội cho vi rút sars-cov-2 đột biến, sau đó lây lan sang các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin cao hơn nhiều.

John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh châu Phi, nói "không thể chấp nhận được" việc lục địa đen tụt hậu xa so với các nước khác về tiêm vắc xin COVID-19 và gọi đó là “sụp đổ của sự hợp tác, đoàn kết toàn cầu”.

Ông nói: “Cách duy nhất để ngăn chặn các biến thể khác nhau đang thách thức những nỗ lực và tiến bộ toàn cầu mà chúng tôi đã thấy là tiêm vắc xin trên quy mô lớn, bao gồm cả châu Phi”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/bien-the-omicron-lam-xoi-mon-hy-vong-dat-duoc-mien-dich-cong-dong-177112.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY