Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bổ thận, ích âm nhờ cỏ mực

Theo Đông y, cỏ mực có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay...
cỏ mực còn có tên gọi nhọ nồi, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên... Đây là loại cây cỏ, sống một hay nhiều năm, cao 30 - 40cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2 - 3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. Cây cỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhưng lại rất hữu ích trong việc chữa bệnh, ngoài việc hạ cảm sốt thì bà con thường dùng để cầm máu rất hiệu nghiệm.

Một số bài Thu*c chữa bệnh hữu hiệu từ cỏ mực:

Bài 1: Cầm máu do chấn thương, mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Toàn cây cỏ mực tươi, rửa sạch, giã nát băng bó vết thương nông hẹp hoặc mụn nhọt rất hiệu nghiệm.

Bài 2: Trị chảy máu cam do nhiệt: cỏ mực 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.

Bài 3: bổ thận dùng khi thận hư đau lưng, tóc và râu bạc sớm: cỏ mực 2 nắm to, giã vắt lấy nước, thêm nước gừng sống, đường trắng, cô đặc làm hoàn. Mỗi lần uống 16g, ngày 2 lần, chiêu với nước đun sôi để nguội. 10 ngày 1 liệu trình.

Bài 4: Chữa viêm họng: cỏ mực, bồ công anh mỗi vị 20g, kim ngân hoa, cam thảo đất, mỗi vị 16g, củ rẻ quạt 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày.

Bài 5: Hỗ trợ trị cảm sốt: cỏ mực, sài đất, củ sắn dây, mỗi vị 20g; ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất, cây cối xay, mỗi vị 16g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày. Ngoài ra, bà con thường lấy cỏ mực giã nát để chườm mát giúp trẻ hạ sốt, nóng đầu do mọc răng.

Bài 6: Cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: cỏ mực, mần trầu, mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị cắt khúc sao qua, khử thổ. Tất cả cho vào ấm đổ 3 bát nước dừa tươi, nấu còn 2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy dùng phải cẩn thận.

Bác sĩ Thanh Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bo-than-ich-am-nho-co-muc-15877.html)

Tin cùng nội dung

  • Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ Cúc Asteraceae. Gọi là “mực” vì vò nát có nước chảy ra như mực đen.
  • Hiện nay trên mạng đăng tải bài Thu*c chữa trị suy thận là dùng 30g cỏ mực + 40g đậu đen (rang vàng) đun sôi uống.
  • Cháu nhà em được 5 tuổi, cháu thường hay bị chảy máu mũi. Xin BS cho biết nguyên nhân và cách phòng bệnh này.
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Xin hướng dẫn cho tôi cách xử trí khi bị chảy máu cam?.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
  • Một số cây cỏ trong vườn nhà có thể giúp chữa các bệnh thông thường như cỏ mực làm Thuốc rơ lưỡi, nước lá ổi trị tiêu chảy, tần dày trị ho…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY