"Nếu không có Nghị định 100 chắc bây giờ tôi đã mắc bệnh trầm cảm", chị An nói. Một năm trước, hàng xóm xây một dãy phòng trọ cho thuê, những cuộc nhậu cũng từ đó xuất hiện. "Họ nhậu luôn kèm với hát karaoke. Chiếc loa kéo luôn vặn volume ở mức to nhất, đứng xa cả trăm mét vẫn dội vào tai", chị An nói.
Chai rượu, đĩa mồi và màn karaoke bằng loa kéo là thói quen của nhiều người. Ảnh chụp tại một xóm trọ tại quận 9, TP HCM lúc 17h ngày 18/1. Ảnh: Phan Diệp. |
Mỗi buổi chiều, mối lo thường trực của chị là hôm nay dãy trọ có chầu nhậu nào không bởi đứa con mới ba tháng tuổi của vợ chồng chị không chịu nổi âm thanh lớn. Những bữa nhậu bắt đầu từ 18h, tiếng hò hét càng lúc càng lớn. Khoảng 20h, khi cháu bé đến giờ ngủ cũng là lúc chiếc loa kéo hoạt động. "Tiếng loa, thỉnh thoảng lại có tiếng hét lớn khiến đứa nhỏ giật bắn mình, khóc ré lên", chị kể và cho biết đến giờ vẫn chưa hết căng thẳng.
"Nhắc họ lúc tỉnh táo thì họ hứa nhưng khi đã uống vào thì quên sạch", anh Tâm, chồng chị nói thêm. Vậy là hôm nào thấy hàng xóm xách bia, kéo loa về, vợ chồng chị bồng con ra ngoài ăn tối, đi dạo siêu thị đến 22h.
Hơn nửa tháng nay, tiếng loa hát karaoke đột nhiên biến mất. con trai chị an đã có giấc ngủ ngon hơn, còn chị cũng thấy nhẹ đầu.
Ở trọ một mình nên thói quen rủ bạn bè đến nhậu, hát hò vào dịp cuối tuần đã thành thói quen của anh Trung, một công nhân xây dựng ở quận 9. Khoảng một tuần nay, anh không rủ được ai nhậu nữa vì mọi người đều sợ uống bia chạy xe về bị phạt. "Hai ngày trước tôi mua bia về uống rồi hát đúng ba bài. Chỉ có một mình nên cũng dẹp đi ngủ sớm", anh Trung chia sẻ.
Ông tình, chủ một xưởng may tại quận tân phú ngồi tựa cửa than thở việc bạn bè không còn tụ tập mỗi cuối tuần. thời điểm này năm ngoái, gia đình ông bắt đầu mở tiệc tất niên, ăn trưa xong sẽ hát karaoke đến tối nhưng năm nay rủ chẳng ai đến. "mấy ông bạn bảo, đến nhậu lỡ bị phạt thì ‘mày trả tiền lại cho tao nha’. nói vậy ai dám rủ?", ông tình nói và nhìn sang dàn karaoke hơn 10 triệu mới sắm với vẻ tiếc nuối. "không nhậu thì đâu có hứng mà hát nữa", ông thở dài.
Chiếc loa kéo "túc trực" bên ngoài một quán nhậu để sẵn sàng phục vụ. Ảnh: Phan Diệp. |
Nằm lọt thỏm giữa hai quán nhậu trên đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức là căn nhà của ông Bảy, 65 tuổi. Nhiều năm đã quen với tiếng cụng ly, hò hét... nhưng âm thanh "tra tấn" ông nhiều nhất là tiếng hát karaoke. "Có người dù đã say mèm vẫn hát 4-5 bài liền. Phải chi hát hay thì còn đỡ", ông Bảy tặc lưỡi.
Thời gian gần đây, những cuộc trò chuyện của ông với gia đình cũng nhẹ nhàng hơn, không còn phải nói lớn sát tai như trước. "Không ngờ Luật về phòng chống tác hại rượu bia cũng phòng chống tác hại của karaoke", ông Bảy nói vui.
Chị hà, chủ quán nhậu vỉa hè gần nhà ông bảy cho biết, mấy bữa nay chẳng ai mặn mà với việc hát karaoke nữa, họ uống vài chai rồi về sớm. "mấy mối ruột của tôi chục hôm nay chẳng thấy ghé", chị thở dài.
Tại phố bia bùi viện, quận 1, anh thành chủ một chủ tiệm tranh cho biết: "âm thanh từ việc hát karaoke bằng loa kéo 'không xi nhê gì' so với tiếng nhạc trong các quán nhậu, quán bar".
Hơn 20 năm sinh sống tại khu phố có những quán nhậu mở thâu đêm, anh Thành đã quen với đủ loại âm thanh "rót" vào tai. Cách đây hai năm, các quán bắt đầu học nhau bật nhạc lớn khiến anh phải dùng Thu*c chống nhức đầu 2 tháng liền.
Phía trên tiệm tranh của anh là nơi sinh hoạt của gia đình, buổi tối luôn phải đóng kín cửa, con cái phải tranh thủ học bài vào ban ngày. "Đêm đến, nhạc nổi lên là cánh cửa rung bần bật thế này nè", lấy tay rung cánh cửa, anh làm ví dụ.
Sau khi Nghị định 100 có hiệu lực, anh Thành thấy đa số các quán vắng khách hẳn, nên nhạc cũng được bật nhỏ lại. Tuy nhiên, người dân vẫn thấy tiếng ồn ở khu này quá ngưỡng chịu đựng của họ. "Tôi thấy nghị định mới này có hiệu quả với việc ăn nhậu, nên làm luôn một nghị định mới về việc xử phạt ô nhiễm tiếng ồn thì dân mới bớt khổ", anh chia sẻ.