Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách dùng lá muồng trâu trị chàm, lác theo kinh nghiệm dân gian

Chàm, lác là bệnh da liễu mạn tính phổ biến, thường xuyên tái đi phát lại. Để khắc phục tình trạng trên, dân gian có dùng lá muồng trâu trị chàm lác.

chàm, lác là bệnh da liễu phổ biến, có xu hướng mạn tính, thường xuyên tái đi phát lại. để khắc phục tình trạng trên, dân gian có sử dụng lá muồng trâu trị chàm lác. 

Công dụng của lá muồng trâu trong điều trị bệnh chàm

Cây muồng trâu (muồng lác, muồng xức lác, cây lác) là cây thân thảo có nguồn gốc từ nam mỹ, được du nhập về miền nam từ khá lâu. cây có chiều cao trung bình dưới 2m, lá có kích thướt lớn, hoa màu vàng, quả hình trám. tất cả các bộ phận của cây đều có thể được dùng làm Thu*c nhưng thông dụng nhất vẫn là lá.

Theo y học cổ truyền, muồng trâu có mùi hăng hắc, vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, tiêu độc tiêu thực, tiêu viêm, thường được dùng điều trị bệnh ngoài da (lác, chàm) và Thu*c xổ.

Những nghiên cứu của y học hiện đại gần đây cho biết, lá muồng trâu có tác dụng bảo vệ gan tốt bởi nhờ vào khả năng giảm hàm lượng collagen ở gan, chống viêm mạn, lợi mật, có triển trọng trong điều trị bệnh gan cấp và mãn tính. cũng chính vì thế, lá muồng trâu có tác dụng làm giảm cơn ngứa (do nóng gan hoặc các bệnh lý về gan).

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy trong lá muồng trâu có chứa một số chất kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây hại, sát trùng, giảm viêm, chống ngứa do một số bệnh da liễu như chàm.

Cách dùng lá muồng trâu trị bệnh chàm

Cách điều trị dân gian nói chung và chàm lác bằng muồng trâu nói riêng có ưu điểm dễ thực hiện, lành tính, không gây kích ứng lên da. bạn có thể tham khảo một số bài Thu*c trị chàm bằng lá muồng trâu sau đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

    1 nắm lá muồng trâu

Cách thực hiện:

    Lá muồng trâu tươi đem giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị chàm, thực hiện 2  -3 lần mỗi ngày.

*** ở một số nơi người ta có thể dùng lá muồng trâu để chế biến thành Thu*c mỡ bôi da, Thu*c sắc trị bệnh chàm hoặc phơi khô, tán thành bột rồi vo viên để dùng với liều tiêu chuẩn từ 2 – 6  gam bột mỗi ngày.

Một số lưu ý khi điều trị chàm bằng lá muồng trâu

Cách trị chàm lác bằng muồng trâu nhìn chung đơn giản, dễ thực hiện. tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cao, bạn nên lưu ý một số điều sau:

    Vệ sinh lá muồng trâu và da thật sạch trước khi đắp Thu*c để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Bài viết vừa giới thiệu đến bạn cách trị bệnh chàm bằng lá muồng trâu. đây là mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện, thích hợp đối tượng bệnh nhẹ. trường hợp nghiêm trọng nên thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán & điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-dung-la-muong-trau-tri-cham-lac-theo-kinh-nghiem-dan-gian)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY