Cây thuốc quanh ta hôm nay

Đỏ ngọn - hiệu quả bất ngờ của thảo dược dân gian trong phòng và trị bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến với triệu chứng thường gặp nhất là cơn đau thắt ngực, khó thở.
bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến với triệu chứng thường gặp nhất là cơn đau thắt ngực, khó thở. Nguy hiểm hơn, một số người có thể mắc bệnh mạch vành nhưng không hề có biểu hiện gì mà chỉ được xác định khi có cơn nhồi máu cơ tim, suy tim hay loạn nhịp tim.

Với mong mỏi giúp người bệnh có thêm một công cụ hữu hiệu để chiến đấu với bệnh mạch vành, cùng phương châm “Nam dược trị nam nhân” để tận dụng và phát triển nền y học dân tộc, các nhà Dược học đã phát hiện và nghiên cứu sâu hơn về một loài thảo dược phổ biến tại nước ta và được dùng lâu năm theo kinh nghiệm dân gian là cây Đỏ ngọn (hay Thành ngạnh) với tác dụng hỗ trợ phòng trị bệnh mạch vành.

Cây đỏ ngọn – Thảo dược quý từ dân gian cho bệnh mạch vành

Trong số các thảo dược được dùng làm Thu*c, cây Đỏ ngọn là loài cây được sử dụng khá lâu theo kinh nghiệm dân gian và gần đây được nghiên cứu và phát hiện có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành.

Cây đỏ ngọn ở Việt Nam có 5 loài, trong đó loài Cratoxylum prunifolium thường thấy mọc tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam. Cây đỏ ngọn cũng phân bố phổ biến ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Malaysia, Philipin, Ấn Độ, Indonesia, Myanma, Thái Lan. Cratoxylum formosum là tên khác của loài này.

Các nghiên cứu cho thấy cây Đỏ ngọn chứa các nhóm hoạt chất flavonoid, a-xít hữu cơ, saponin, tanin… có tác dụng triệt tiêu các gốc tự do trong cơ thể, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa các nguy cơ xơ vữa động mạch- nguy cơ chính gây ra bệnh mạch vành. Nghiên cứu bằng phương pháp xét nghiệm đông máu huyết tương, dịch chiết từ lá cây đỏ ngọn có tác dụng kháng đông, ngăn ngừa rối loạn đông máu, lưu thông tuần hoàn. Một số nghiên cứu ở Thái Lan và Trung Quốc cũng cho thấy loài này có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, chống oxi hóa và đóng vai trò tiềm năng trong bảo vệ mạch máu khỏi những tác động bất thường hoặc tổn thương. Ngoài ra, thành phần trong cây Đỏ ngọn cũng có khả năng thúc đẩy hỗ trợ hệ thần kinh, tăng khả năng hình thành phản xạ có điều kiện.

Dựa trên những nghiên cứu đó, ngày nay cây Đỏ ngọn được xem là dược liệu quý để người ta bào chế dưới dạng viên, Thu*c thang, trà để sử dụng điều trị theo hướng chống cục máu đông, chống xơ vữa động mạch- nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành, trong đó Đỏ ngọn phối hợp với nhiều thành phần có lợi cho tim như Hoàng bá, Đan sâm, Sơn tra, L- carnitin… được đánh giá là giải pháp hỗ trợ hữu hiệu, góp phần giúp người bệnh có một trái tim khỏe mạnh.

Lê Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-do-ngon-hieu-qua-bat-ngo-cua-thao-duoc-dan-gian-trong-phong-va-tri-benh-mach-vanh-6315.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, trong đó có phương pháp sử dụng trà dược.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Nhiều người từng nghĩ cao hổ có thể chữa được bệnh đau xương, song Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, vì sức khoẻ của chính người dân, đừng sử dụng cao hổ.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Những ngày đầu xuân cũng là dịp diễn ra lễ hội ẩm thực đầy tính truyền thống và là dịp vui vẻ, quây quần cùng gia đình bạn bè sau cả năm dài bận rộn. Nhưng cũng chính trong những ngày này, chúng ta thường gặp những “trục trặc” về sức khỏe.
  • Việc bồi bổ cho bà mẹ mang thai phải đáp ứng cả 2 điều kiện: thực dưỡng và dược dưỡng. Đây là những vấn đề không đơn giản vì phải đạt hiệu quả cao nhất về dược lý vừa tránh được những tác dụng không mong muốn.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY