Kinh tế xã hội hôm nay

Cách ly 1 thầy giáo chăm sóc bố vợ nằm cùng phòng bệnh nhân Covid-19 số 133

Ngành y tế TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) vừa tiến hành cách ly, theo dõi 4 trường hợp từng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có 1 trường hợp là thầy giáo chăm sóc bố vợ ở cùng phòng với ca mắc Covid-19 số 133.

Chiều ngày 27-3, ông Bùi Quốc Đạt, Phó chủ tịch UBND TP Sầm Sơn , tỉnh Thanh Hóa, đã ký công văn hỏa tốc gửi UBND TP Thanh Hóa, UBND các huyện Thọ Xuân, Hà Trung và Cẩm Thủy thông báo về việc có 4 từng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là công dân thuộc các địa bàn trên đang được điều trị tại Bệnh viện phục hồi chức năng Trung ương và Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa (đóng tại địa bàn TP Sầm Sơn) để được biết và theo dõi y tế phòng chống Covid-19.

Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương - nơi đang điều trị 3 bệnh nhân chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai về

Theo báo cáo của UBND TP Sầm Sơn, tại Bệnh viện phục hồi chức năng Trung ương đang có 3 người đang điều trị tại đây được chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai về. Trong số này, có 1 bệnh nhân nằm cùng phòng với bệnh nhân mắc Covid-19 số 133.

Còn tại Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hóa có 1 bệnh nhân quê Cẩm Thủy nhập viện lúc 15 giờ ngày 26-3, có biểu hiện ho, khó thở. Bệnh nhân từng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Hiện cả 4 bệnh nhân đã được cơ quan y tế TP Sầm Sơn điều tra dịch tễ, lấy mẫu và tiến hành cách ly tại bệnh viện. Để đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19, UBND TP Sầm Sơn thông báo danh sách những người đi chăm để các địa phương trên được biết để giám sách, cách ly theo quy định.

Được biết, bệnh nhân ở cùng phòng với ca mắc Covid-19 có con rể là giáo viên Trường THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hóa). Theo đó, từ ngày 1-3 đến ngày 11-3, bố vợ thầy T.K.H. điều trị bệnh tai biến và nằm cùng phòng cấp cứu của Khoa Thần kinh (Bệnh viện Bạch Mai) với bà P.T.H. (SN 1954, ngụ phường Tân phong, TP Lai Châu) là bệnh nhân Covid-19 số 133.

Trong thời gian này, thầy H. có đến để chăm sóc bố vợ vào các ngày 9, 10 và 11-3. Thầy H. có mặt tại Thanh Hóa từ ngày 11-3 và tiến hành dạy học theo thời khóa biểu tại các lớp 11A1, 11A2, 11A5, 11A7 (Trường THPT Hàm Rồng).

Theo Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/cach-ly-1-thay-giao-cham-soc-bo-vo-nam-cung-phong-benh-nhan-covid-19-so-133-20200327202327611.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY