Kinh tế xã hội hôm nay

Cần kiêng kị những gì trong mâm cúng ông Công ông Táo để có nhiều tài lộc?

Trong ngày 23 tháng Chạp, để tránh mất tài lộc, gia chủ cần cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa và không dâng cúng những món ăn từ thịt vịt, thịt chó, thịt chim...

Chỉ còn ít ngày nữa là ngày 23 tháng chạp – lễ ông công ông táo. trong ngày này, nhà nhà tất bật chuẩn bị mâm cúng ông công ông táo để tỏ lòng biết ơn thần đất, vị thần nhà, vị thần bếp núc. 

Tuy mua sắm nhiều lễ vật nhưng để tránh mất tài lộc, gia chủ cần lưu ý một số điều kiêng kị sau.

Cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp

Thời điểm tốt nhất để cúng ông công ông táo là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp bởi sau 12 giờ trưa là thời điểm các ông công ông táo đã về trời.

Chia sẻ với pv báo người đưa tin, chuyên gia phong thủy phạm cương cho rằng: “lễ cúng ông công ông táo trước hết phải cúng đúng thời điểm. nếu cúng quá sớm trước ngày 22 tháng chạp hoặc quá muộn sau 12h ngày 23 tháng chạp đều không đúng cách”.

Trong thời gian cúng, khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông táo về trời.

Không dâng cúng những món ăn từ thịt vịt, thịt chó, thịt chim

Ngày ông công ông táo 23 tháng chạp là ngày lễ quan trọng nên nhiều gia đình thường làm mâm cơm thịnh soạn với nhiều món khác nhau.  tuy nhiên, một điều tối kị trong mâm cúng ông công ông táo là không được cúng các món từ thịt chó, thịt vịt, thịt chim.

Nên làm lễ Táo quân ở bàn thờ thần linh gia tiên

Theo một số chuyên gia phong thủy, việc làm lễ cúng táo quân nên được làm ở bàn thờ thần linh gia tiên, không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp. 

Bởi ban thờ là nơi trang nghiêm, được coi là nơi giao tiếp tâm linh giữa các đấng thần linh và người trần. khi cúng, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.

Không nên cầu xin tài lộc, tình duyên

Rất nhiều người cúng Táo Quân thì xin được làm ăn phát đạt vậy nhưng theo các chuyên gia phong thủy thì Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.

Không đốt vàng mã quá nhiều

Theo quan niệm dân gian, các Táo ở đây là 2 Táo ông và 1 Táo bà, vì thế gia chủ cần chú ý chuẩn bị đủ 3 bộ mũ áo vàng mã cho 3 vị. Đồ vàng mã sẽ được hóa cho các vị thần linh sau khi lễ cúng hoàn thành. 

Vì vậy, không nên đốt quá nhiều vàng mã, chỉ cần chuẩn bị 3 con cá chép thật hoặc 3 con cá chép giấy để làm “ngựa” tiễn táo về trời.

Rán cá chép

Nhiều gia đình thường chủ quan và nghĩ rằng việc phóng sinh cá là không cần thiết nên bắt cá chép rán lên để cúng táo quân mà không biết rằng, đây chính là một trong những điều đại kị khi cúng ông công ông táo khiến gia chủ mất tài lộc.

Không thả cá chép ở ao tù nước đọng

Trong ngày 23 tháng chạp, cá chép tượng trưng chính cho thần linh. sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ ch*t. bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ.

Một điều vô cùng quan trọng nữa là không nên thả cá ở khu vực hồ, ao tù vì như vậy cá sẽ dễ bị ch*t. Thay vào đó, nên thả cá ra sông, hồ to.

Lê Lan (Tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/can-kieng-ki-nhung-gi-trong-mam-cung-ong-cong-ong-tao-de-co-nhieu-tai-loc-a462673.html)

Tin cùng nội dung

  • Mộc biểu tượng của mùa xuân, cũng là biểu hiện sáng tạo, nuôi dưỡng và nảy nở, tượng trưng cho cạnh tranh, năng động. Trong những quan niệm cổ về phong thuỷ, Mộc đem đến những phương cách hỗ trợ cho sự giàu có và thịnh vượng, khỏe mạnh và đầy sức sống.
  • Cá chép là loại cá nước ngọt giàu dinh dưỡng và thơm ngon, rất quen thuộc trong ẩm thực của người Việt. Không chỉ là món ăn ngon, cá chép còn có nhiều tác dụng quý với sức khỏe.
  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Mật ong vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách có thể bị ngộ độc, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • ThS.BS Lê Thị Hải nhấn mạnh: Chế độ ăn khi mang thai rất quan trọng, nếu mẹ ăn uống không đầy đủ, hoặc ăn quá nhiều đều không tốt đến thai nhi và cả sức khỏe của mẹ.
  • Nhằm đảm bảo việc trao đổi chất trong cơ thể trong ngày hè, SKĐS xin giới thiệu món Bí đao cá chép.
  • Xưa Tết cổ truyền có hàng loạt điều kiêng kị để không bị “rông” cả năm. Tùy từng vùng miền mà có kiêng kị khác nhau, nhưng xã hội ngày càng phát triển nên tới nay có cái còn, có cái đã mai một.
  • Nhiều người đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên ban thờ. Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, nhà nghiên cứu Phật học (Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người), không nên tùy tiện mang các thứ được coi là “lộc” sau khi cúng bái về bày
  • Xuất hành sáng mùng Một Tết luôn được mọi người coi trọng, bởi đây là bước đi đầu tiên của năm mới. Ai cũng mong bước chân ra cửa gặp may mắn, để cả năm sự nghiệp hanh thông, làm ăn phát đạt, vạn sự may mắn.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY