Dinh dưỡng hôm nay

Cận thị tiến triển

Cận thị tiến triển là một dạng của cận thị mà trong đó độ cận/ năm có mức độ tăng từ 1 điop trở lên Cận thị tiến triển chủ yếu gặp ở trẻ em từ 7-15 tuổi.

I.  Biến chứng:

Cận thị tiến triển không đơn giản là tổn thương thị lực có thể giải quyết bằng đeo kính, mà nó là một bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như :

  + Bong võng mạc dẫn đến mù lòa

  + Khi trục nhãn cầu bị kéo dài làm cho mạch máu nội nhãn bị kéo dài

  + Gây ra rối loạn dinh dưỡng võng mạc,

  + Thị lực giảm dần dẫn đến võng mạc bị kéo dài, có chỗ bị dát mỏng và xuất hiện những lỗ thủng gây nên bong võng mạc.

II. Chẩn đoán bệnh cận thị tiến triển.

    Chỉ những Bác sĩ chuyên khoa mới có thể xác định được chính xác mức độ cận thị và chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Để chẩn đoán các trường hợp cận thị, cần thực hiện các khám nghiệm như sau:

  - Đo thị lực nhìn xa không kính, chọn loại kính thích hợp nếu cần.

  - Đo khúc xạ, xác định mức độ cận thị

  - Đo trục nhãn cầu bằng siêu âm. Đây là một khám nghiệm không đau, rất chính xác và giúp chẩn đoán mắt có bị cận thị tiến triển hay không.

  - Đo độ dày giác mạc bằng siêu âm nếu có kế hoạch mổ chỉnh tật khúc xạ.

  - Soi đáy mắt để đánh giá tình trạng võng mạc, mạch máu và thần kinh thị giác của từng mắt một.

  - Đây là quy trình khám chuẩn đối với những bệnh nhân cận thị nhưng để điều trị bệnh cần có cách phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong trường hợp cụ thể, Bác sĩ có thể chỉ định những khám nghiệm bổ sung

III. Điều trị

Phương pháp điều trị ngoại khoa trong cận thị tiến triển và cận thị biến chứng

  Phương pháp phẫu thuật tạo hình củng mạc phần lớn được thực hiện theo phương pháp Pivovarov – Pristavkov (được công bố đầu tiên năm 1976) bằng cách cấy vào khoang thượng củng mạc ở cực sau của nhãn cầu những miếng ghép củng mạc, hoặc bơm vào đó chất Collagen thông qua những vết rạch củng mạc rất nhỏ. Những miếng ghép này (hoặc collagen) sẽ dần gắn chặt vào củng mạc của bệnh nhân và gia cố cho củng mạc thêm chắc chắn, ngăn chặn sự kéo dài ra của trục nhãn cầu, tăng cường hoạt huyết cho nhãn cầu, ngăn chặn thoái hóa hắc võng mạc ngoại vi, ổn định độ cận.

Phạm vi ứng dụng của phương pháp

  - Tuổi không đóng vai trò quyết định: Từ 8-15 tuổi

  - Độ cận tăng nhanh: > 1 độ/ năm

  - Cận từ 3 – 4 độ trở lên

  - Có tiền sử di truyền (bố mẹ bị cận thị)

  - Bệnh nhân thoái hóa hắc võng mạc ngoại vi giai đoạn đầu

Chống chỉ định:

Phẫu thuật tạo hình củng mạc không thực hiện được trên các bệnh nhân dưới đây:

  - Bệnh nhân mắc các bệnh thực thể nặng

  - Bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm ở mắt cấp tính

  - Bệnh nhân bị xuất huyết võng mạc

  - Lồi mắt do các nguyên nhân khác nhau

  - Các u nội nhãn và hậu nhãn cầu

Tác dụng của phương pháp:

  Ngăn chặn sự tăng kích thước của mắt: Trục nhãn cầu không tiếp tục kéo dài. Gia cố vỏ nhãn cầu ở những nơi bị yếu, ngăn chặn sự suy giảm thị lực. Ổn định độ cận, tăng cường hoạt huyết cho nhãn cầu, ngăn chặn thoái hóa võng mạc ngoại vi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c2dce4176801b1fbc6fd1a2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY