(hnm) - bệnh liên cầu khuẩn lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng cứ đến mỗi dịp cuối năm, bệnh lại có xu hướng gia tăng. điều đáng nói, bệnh liên cầu khuẩn lợn không chỉ xảy ra với những trường hợp ăn tiết canh sống, nem sống, thịt tái sống mà cả những người giết mổ lợn, làm thịt lợn, bán thịt… cũng có nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thịt có mầm bệnh.
Ảnh: Võ ThuNhững ngày cuối tháng 11 này, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân (ở tỉnh Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Trước đó, người này có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh. Cách thời điểm vào viện vài ngày, nhà hàng xóm có lợn ốm chết, người đàn ông này đã tham gia mổ lợn để lấy thịt cho cá ăn. Sau đó, nam bệnh nhân bị sốt và rơi vào rối loạn ý thức rất nhanh.
Sau khi được người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhà, bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương do tình trạng quá nặng. Tại đây, tình trạng bệnh nhân sốt cao, rối loạn ý thức, rơi vào hôn mê. Bệnh nhân có xuất huyết tại tay và chân. Do tình trạng nguy cấp, bệnh nhân lập tức được đặt ống nội khí quản, thở máy. Sau 4 ngày được điều trị tích cực, bệnh nhân được rút ống nội khí quản, tỉnh táo, nhưng ý thức chưa trở lại bình thường.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cũng đưa ra cảnh báo về trường hợp của nam bệnh nhân N.T.M (60 tuổi, ở huyện Chương Mỹ) mắc liên cầu khuẩn lợn. Đáng lưu ý, 14 ngày trước khi khởi phát bệnh, ông M. không ăn lòng lợn, tiết canh, không tham gia giết mổ lợn, gia đình cũng không chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, ông là người thường xuyên nấu ăn trong gia đình.
Báo cáo của cdc hà nội cho thấy, trong năm 2022, trên địa bàn hà nội đã ghi nhận 3 ca mắc liên cầu khuẩn lợn (tăng 2 ca so với cùng kỳ năm 2021). các bác sĩ lưu ý, không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, các vết trầy xước trên da.
Theo phó giám đốc bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương nguyễn trung cấp, liên cầu khuẩn lợn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu lây từ lợn. khi ăn các sản phẩm được chế biến từ lợn chưa được nấu chín, như: tiết canh, nem chua, nem chạo… dễ mắc liên cầu khuẩn lợn.
Nguyên cục trưởng cục y tế dự phòng (bộ y tế) trần đắc phu cảnh báo, bệnh này diễn biến cực kỳ nhanh chóng, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa tạng. người nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn gồm 3 thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu nhiễm khuẩn đã nặng.
Cục an toàn thực phẩm (bộ y tế) cảnh báo, tỷ lệ tử vong do liên cầu khuẩn lợn gây ra khoảng 7%. đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục.
Dù đã được cảnh báo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng nhiều người dân còn rất chủ quan với bệnh này. thống kê của ngành y tế cho thấy, bệnh liên cầu khuẩn lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch, bệnh có xu hướng gia tăng. bởi, trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để liên hoan tổng kết cuối năm, ăn tết. thậm chí, nhiều nơi có tập tục ăn bát tiết canh cho may mắn. chính vì thế, số ca mắc liên cầu khuẩn lợn thường tăng lên ở thời điểm này.
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương Nguyễn Trung Cấp, mọi người thường có quan điểm sai lầm khi cho rằng, lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào, thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
“thông thường, vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn thường cư trú ở vùng họng của lợn, mà không gây bệnh cho con vật. do đó, những con lợn này trở thành lợn lành mang mầm bệnh và bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu. tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn lợn không triệu chứng trong một đàn lợn chiếm 60-100%”, bác sĩ nguyễn trung cấp nói.
Với các bác sĩ thì cách tốt nhất để tránh lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn là nên phòng bệnh. bởi, khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. do đó, theo khuyến cáo của cục y tế dự phòng (bộ y tế), hiện chưa có vắc xin phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người. tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ.
Để chủ động phòng, chống bệnh liên cầu khuẩn lợn, theo Cục Y tế dự phòng, người dân không nên ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không bảo đảm vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Đặc biệt, không nên sơ chế thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Khi có biểu hiện mắc bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Khi ăn các sản phẩm được chế biến từ lợn chưa được nấu chín, như: Tiết canh, nem chua, nem chạo... dễ mắc liên cầu lợn. Nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết, điếc..., thậm chí tử vong.