Theo Báo cáo Kết quả thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, thực hiện Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai tới lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố; ban hành Chỉ thị về việc tổ chức triển khai thi hành Luật trên địa bàn tỉnh; xây dựng và triển khai Kế hoạch PCBLGĐ giai đoạn 2008- 2010; Kế hoạch Thực hiện "Chương trình hành động quốc gia về PCBLGĐ đến năm 2020"; ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác PCBLGĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp.
Hàng năm UBND tỉnh đều có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến Luật nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11).
Trên cơ sở Kế hoạch, hướng dẫn của Tỉnh, các huyện, thành phố, đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Luật PCBLGĐ, đưa nội dung tuyên truyền phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vào kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm của địa phương. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác PCBLGĐ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó đã xác định được vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCBLGĐ; đã chủ động xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của sở, ngành, địa phương.
Nhìn chung, công tác gia đình đã được các cấp, các ngành, đoàn thể quan tâm triển khai, thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức đổi mới và nội dung phong phú đa dạng đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, làm thay đổi hành vi của chính quyền các cấp, ban ngành, đoàn thể góp phần tác động đến hành vi của cán bộ và các tầng lớp nhân dân. Các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng được xử lý và kịp thời ngăn chặn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh.
"Tương lai của ngành Thư viện và nghề thư viện" là chủ đề của Hội thảo do Trung tâm Học liệu và Công nghệ Thông tin (Đại học Thái Nguyên) phối hợp với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức vào ngày 15/7.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về việc thay đổi tư duy, mô hình thư viện tại Việt Nam trong thời gian tới; vị thế và vai trò của ngành Thư viện tại Mỹ cũng như những chính sách thư viện tại Mỹ. Đặc biệt, bà Paula Kitendaugh - Giám đốc phụ trách các Trung tâm Hoa Kỳ đã có những trao đổi về việc thư viện cần thay đổi như thế nào trong thời đại công nghệ 4.0 và vấn đề cán bộ thư viện cần bổ sung các kiến thức kỹ năng gì để thích ứng với công việc trong bối cảnh mới?...
Thông qua đó, Hội thảo sẽ góp phần tạo điều kiện cho cán bộ thư viện các địa phương, các trường đại học, cao đẳng trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm để đảm bảo phục vụ người dùng hiệu quả, đồng thời hỗ trợ thư viện duy trì được vị thế, từ đó hướng tới sự phát triển bền vững của thư viện trong thời đại công nghiệp 4.0 và tiến tới 5.0.
Phối hợp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Sở VHTTDL và BTT Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên đã thống nhất ký kết Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2020-2025.
Chương trình nhằm nâng cao chất lượng Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; đảm bảo sự thống nhất trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng thông qua thực hiện quy ước để nâng cao chất lượng xây dựng nếp sống văn hóa, nông thôn mới, đô thị văn minh; chú trọng phát hiện cách làm hay, gương điển hình để kịp thời biểu dương, nhân rộng trong toàn tỉnh.
Các nội dung và giải pháp phối hợp bao gồm: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền; Tổ chức tập huấn, xây dựng các mô hình ở cơ sở; Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở cộng đồng dân cư (18/11); Nâng cao chất lượng Gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; Sơ kết đánh giá Chương trình.
Các hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên với hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, tránh hình thức và thống nhất triển khai đến cơ sở, địa bàn dân cư.
Hằng Đinh (T/h)