Ngày mà người Mỹ kỷ niệm để bày tỏ lòng biết ơn dành cho những người mẹ được tạo ra bởi hai nhân vật.
Cố Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson (1856 - 1924) thường được xem là "người cha" góp phần sáng lập nên Ngày của Mẹ, ông đã ký vào những giấy tờ cần thiết trong ngày 9/5/1914 để tuyên bố rằng hàng năm, ngày chủ nhật thứ 2 trong tháng 5 sẽ là một ngày đặc biệt để người dân Mỹ bày tỏ tình yêu thương và lòng kính trọng dành cho những người mẹ.
Qua thời gian, ý nghĩa đẹp đẽ của ngày này đã lan rộng và được người dân ở tại nhiều quốc gia tiếp nhận, họ cũng bắt đầu kỷ niệm ngày của mẹ giống như người mỹ.
Trong khi đó, nhà hoạt động xã hội người Mỹ - bà Anna Jarvis (1864 - 1948) thường được xem là "người mẹ" tạo nên Ngày của Mẹ, chính bà đã kiên trì thực hiện các hoạt động để đưa tới sự đón nhận của công chúng và sự chấp thuận chính thức của nhà chức trách tại Mỹ.
Vào ngày 10/5/1908, bà Anna Jarvis đã gửi 500 bông cẩm chướng trắng tới nhà thờ Andrews nằm ở thành phố Grafton, bang West Virginia, Mỹ, để tưởng nhớ về người mẹ quá cố của mình - bà Ann Jarvis.
Nhà hoạt động xã hội người Mỹ - bà Anna Jarvis (1864 - 1948) thường được xem là "người mẹ" tạo nên Ngày của Mẹ. |
Cũng trong ngày hôm đó, bà Anna Jarvis tổ chức một buổi lễ kỷ niệm để tôn vinh những người mẹ ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ, nơi bà đang sống. Đây được xem là nơi đầu tiên trên nước Mỹ có hoạt động kỷ niệm Ngày của Mẹ.
Bà Anna Jarvis không phải là người đầu tiên nghĩ về một ngày đặc biệt dành để tôn vinh những người mẹ. Bà Ann - mẹ của bà Anna - lúc sinh thời đã luôn mong muốn có một ngày đặc biệt dành cho những người mẹ, sau khi bà Ann mất, con gái bà - Anna Jarvis đã nỗ lực thực hiện các hoạt động để thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của công chúng đối với ý tưởng này.
Những ý niệm ban đầu về ngày của mẹ do hai mẹ con bà anna jarvis phác họa nên khá khác biệt so với cách người ta kỷ niệm ngày này trong những năm tháng về sau.
Bà Anna Jarvis từng có những chia sẻ xung quanh yếu tố thương mại trong Ngày của Mẹ, khi ấy, các nhãn hàng đều tung ra những sản phẩm quà tặng đặc biệt để mời gọi khách hàng mua về tặng mẹ.
Mọi người cũng dần quan niệm rằng ngày của mẹ là phải có quà tặng mẹ, nhưng theo bà anna jarvis, những quan niệm của bà và người mẹ quá cố về ngày của mẹ không đề cao việc tặng quà.
Mỗi khi nói về ý tưởng ban đầu xung quanh Ngày của Mẹ, bà Anna Jarvis luôn nhớ lại khoảnh khắc hồi năm 1876 khi bà nghe mẹ mình cầu nguyện rằng bà hy vọng vào một lúc nào đó sẽ có một ngày đặc biệt dành riêng để cảm ơn những người mẹ.
Những người mẹ đã luôn nỗ lực, tận tụy trong cuộc sống thường ngày để nuôi dưỡng những người con... |
Vì theo bà Ann, những người mẹ đã luôn nỗ lực, tận tụy trong cuộc sống thường ngày để nuôi dưỡng những người con, từ đó, xã hội tiếp tục có những con người gây dựng và phát triển cuộc sống này trong đủ mọi lĩnh vực. Khi mẹ của bà Anna Jarvis qua đời hồi năm 1905, bà quyết định sẽ nỗ lực thực hiện ước nguyện của mẹ mình.
Bà anna jarvis từng chia sẻ rằng ban đầu, trong ý niệm của mẹ bà, ngày của mẹ nên là dịp để những bà mẹ ngồi lại với nhau, họ có thể sẽ chia sẻ, an ủi, động viên nhau và tìm cách hỗ trợ những người mẹ kém may mắn khác trong cuộc sống.
Nhưng trải qua thời gian, ngày của mẹ dần mang ý nghĩa cá nhân đối với mỗi gia đình, mỗi người con, khi đó, mỗi nhà, mỗi người sẽ có những hoạt động riêng để cảm ơn người mẹ của mình.
Tại sao mẹ của bà anna jarvis lại tha thiết đối với ngày của mẹ đến vậy? câu chuyện đằng sau đó khá buồn bã.
Trải nghiệm làm mẹ của bà Ann chứa đầy những nỗi buồn. Bà từng sinh nở 13 lần, nhưng chỉ có 4 người con sống được tới tuổi trưởng thành. Thực tế, câu chuyện của bà Ann không xa lạ với những phụ nữ thời bấy giờ, bởi do hoàn cảnh khi ấy còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, nên có nhiều trẻ nhỏ sớm qua đời vì bệnh tật.
Đằng sau nguồn gốc về Ngày của Mẹ là hai câu chuyện về cuộc đời hai người phụ nữ. |
Các bệnh tật thời kỳ này chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm, những biến chứng cho điều kiện vệ sinh kém. Hồi năm 1858, khi bà Ann đang mang thai lần thứ 6, bà đã nhờ tới sự giúp đỡ của người anh trai - bác sĩ James Reeves, một người có chuyên môn trong việc điều trị bệnh thương hàn, cùng với nhau, hai anh em bà Ann đã tổ chức những buổi gặp gỡ.
Ở tại các cuộc gặp này, bác sĩ được mời tới để trò chuyện với các bà mẹ, giúp họ nâng cao kiến thức về vấn đề vệ sinh, để bản thân họ và con của họ có thể phòng bệnh tốt hơn. Khi ấy, bà Ann gọi những buổi gặp gỡ như vậy là Hội Ngày của Mẹ.
Khi vận động tổ chức Ngày của Mẹ, bà Anna Jarvis (con gái của bà Ann) đã không đề cập tới khía cạnh để các bà mẹ liên hiệp lại với nhau, giúp đỡ, hỗ trợ nhau.
Một phần lý do có thể hiểu là bởi bà Anne Jarvis không kết hôn và không sinh con trong suốt cuộc đời mình, nên bà không chú ý tới khía cạnh thúc đẩy các hoạt động chung của các bà mẹ trong Ngày của Mẹ.
Thay vào đó, bà Anna nghĩ rằng đưa lại những góc nhìn vui tươi, nhẹ nhàng sẽ dễ dàng để công chúng tiếp nhận ngày này hơn, vì vậy, bà Anna nhấn mạnh vào tình yêu thương của những người con dành cho mẹ của họ trong Ngày của Mẹ.
Thực tế, trước bà anna jarvis, đã có nhiều người có những ý tưởng tương tự với những kế hoạch vận động khác nhau nhằm tôn vinh vai trò của người mẹ trong đời sống xã hội mỹ. nhưng riêng bà anna jarvis được nhìn nhận là người góp công lớn trong việc tạo lập nên ngày của mẹ một cách chính thức, bởi bà đã có hẳn một chiến lược hành động.
Bà anna jarvis từng là chuyên viên quảng cáo. sau khi bỏ việc để dồn tâm sức cho việc vận động để ngày của mẹ trở thành một ngày kỷ niệm chính thức trong đời sống xã hội mỹ, bà anna cùng với các cộng sự, bao gồm những nhà cung cấp hoa tươi, đã viết những lá thư và gửi hoa tới chính quyền các bang để giúp ý tưởng về ngày của mẹ nhận được sự quan tâm tích cực.
Các tiệm hoa tươi, hãng bánh kẹo, tiệm quà tặng... thu lợi lớn mỗi khi Ngày của Mẹ đến. |
Là người nỗ lực khởi xướng cho một ngày kỷ niệm đặc biệt ý nghĩa như vậy, nhưng cuộc đời bà anna jarvis lại kết thúc khá buồn bã. bà đã dùng hết số tài sản được thừa kế của mình để chi dùng cho các chiến dịch vận động tổ chức ngày của mẹ trên quy mô toàn nước mỹ.
Nhưng qua thời gian, bà anna nhận thấy các tiệm hoa tươi, hãng bánh kẹo, tiệm quà tặng... thu lợi lớn mỗi khi ngày của mẹ đến, bà dần cảm thấy xa lạ với cách thức kỷ niệm ngày của mẹ và cảm thấy ngày này dần bị các nhãn hàng, các cửa hiệu thương mại hóa coi như một dịp để kiếm lợi.
Trong khi đó, bà Anna đã tốn rất nhiều tiền của cá nhân để giúp cho ngày này được tổ chức tại Mỹ một cách rộng rãi, nhưng bà thấy mình không được nhớ đến một cách xứng đáng, cũng không hề nhận được một nguồn hỗ trợ tài chính nào.
Trong những năm tháng về sau này, bà anna cũng gặp những vấn đề khúc mắc khi có những người, những tổ chức lên tiếng tranh luận, cho rằng họ mới là người có ý tưởng về ngày của mẹ đầu tiên, những tranh chấp này dù không nghiêm trọng những đã khiến bà anna cảm thấy mệt mỏi.
Sau cùng, ở những năm tháng tuổi già, bà bị khánh kiệt tài chính, suy kiệt sức khỏe, rồi qua đời trong một nhà an dưỡng. Số tiền trả cho việc bà Anna lưu lại nhà an dưỡng và điều trị bệnh tật tuổi già là do những cá nhân và tổ chức kinh doanh hoa tươi, in ấn thiệp... cùng chi trả. Bà Anna Jarvis qua đời năm 1948 ở tuổi 84 và được chôn cất bên cạnh phần mộ của mẹ bà.