Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây ba chạc thanh nhiệt

Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau… Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở,…
Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau… Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở,… Thân và rễ thái lát phơi khô, dùng làm Thu*c bổ đắng, ăn ngon, dễ tiêu, điều kinh, mỗi ngày dùng 4 - 12g, dạng Thu*c sắc.

Ba chạc còn có tên khác là chè đắng, chè cỏ, cây dầu dầu. Cây nhỡ cao 2 - 8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1 - 4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Cây hoa ra hoa vào tháng 4 - 5. Quả tháng 6 - 7. Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, ở trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, vùng đất núi và đồng bằng. Nghiên cứu cho thấy, rễ ba chạc chứa alcaloid, lá có tinh dầu thơm nhẹ.

Bộ phận dùng là Thu*c là lá, cành, thân, rễ. Rễ và lá thu hái quanh năm đem về rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.

Một số bài Thu*c thường dùng:

Bài 1: Dùng cho phụ nữ sau sinh (giúp ăn ngon, dễ tiêu) và lợi sữa: Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá ba chạc 16g cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước Thu*c, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.

Bài 2: Chữa mẩn ngứa, ghẻ: Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50 - 100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4 - 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, dùng để tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.

Bài 3: Chữa tê thấp, xương đau nhức: Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi cây sau sau, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 - 10 ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp Thu*c uống trong: Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô ngâm với 1 lít rượu 30 - 40 độ, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ, 10 ngày một liệu trình.

Bài 4: Dự phòng nhiễm cảm cúm: Ba chạc 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g. Đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước Thu*c, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 1 tuần.

Bài 5: Điều hòa kinh nguyệt: Rễ ba chạc 12g, cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc còn 3 bát nước Thu*c, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Bác sĩ Trần Thị Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-ba-chac-thanh-nhiet-6258.html)
Từ khóa: cây ba chạc

Chủ đề liên quan:

ba chạc cây ba chạc

Tin cùng nội dung

  • Cây tam xoa khổ (ở Việt Nam thường gọi là cây ba chạc) mọc nhiều ở vùng đồi núi, đồng bằng… chủ yếu là những khu vực nhiệt đới. Giống cây này được mệnh danh toàn thân là mỏ vàng vì toàn bộ cây đều mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Theo Đông Y Ba chạc Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau. Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật. Rễ và vỏ chữa phong thấp, đau gân, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hoà kinh nguyệt.
  • Cây mọc hoang, rất phổ biến ở khấp nơi Việt Nam, miền núi cũng như đồng bằng. Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Philipin. Người ta dùng lá tươi về nấu nước tắm ghẻ
  • Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật
  • Sau bão lũ, nước ngập úng lâu ngày rút đi để lại môi trường thuận lợi cho sự phát triển của bệnh tật, nhất là bệnh ngoài da, trong đó, mẩn ngứa, ghẻ lở là phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY