Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Dây giun, Cây quả giun - Quisqualis indica L

Dược liệu Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh tỳ vị, tiêu tích trừ giun, nhưng nếu ăn nhiều, niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị viêm sưng, đi ỉa lỏng. Dùng trị trẻ em cam tích có giun đũa, giun kim, bụng ỏng, gầy còm tiêu hoá thất thường.
Dây giun, Cây quả giun - Quisqualis indica

2.Dây giun, Cây quả giun - Quisqualis indica L., thuộc họ Bàng - Combretaceae.

Mô tả: Cây bụi có cành mảnh, mọc tựa vào cây khác. Lá đơn nguyên, mọc đối, hình bầu dục, dài 5-13cm, rộng 2-6cm, đầu lá nhọn, gốc lá tròn hay hơi lõm. Cành non và lá có lông mịn. Cụm hoa chùm mọc ở đầu cành. Đài hình ống dài, phía trên chia 5 thuỳ. Tràng có 5 cánh hoa, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển thành hồng rồi đỏ. Nhị 10, đính thành 2 vòng. Bầu dưới 1 ô. Quả dài 35mm, dày cỡ 20mm, có 5 cạnh lồi theo chiều dọc, khi chín có màu nâu sậm, chỉ chứa một hạt.

Hoa tháng 3-6, quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Quisqualis thường gọi là Sử quân tử.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở vùng rừng núi và cũng được trồng làm cảnh vì hoa đẹp. Cây ưa đất cao ráo, mát. Trồng bằng gieo hạt hoặc giâm các đoạn cành già (10-15cm) cắm xuống đất. Vào tháng 9-11, lúc trời khô ráo, thu hái quả già, phơi khô, đập lấy nhân. Tiếp tục phơi sấy ở 50-60o cho đến khô. Để nơi khô ráo, tránh mối mọt. Khi dùng đập quả, lấy nhân cắt bỏ hai đầu, bóc bỏ màng cho khỏi nấc, sao khô, tán bột; dùng cả quả giã nát sắc uống thì không phản ứng.

Thành phần hoá học: Hạt chứa 27% dầu mà thành phần có các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic và arachidic, phytosterol, muối kalium của acid quisqualic, trigonellin. Hoa chứa cyanidin mono-glucosid.

Tính vị, tác dụng: Sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng mạnh tỳ vị, tiêu tích trừ giun, nhưng nếu ăn nhiều, niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị viêm sưng, đi ỉa lỏng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị trẻ em cam tích có giun đũa, giun kim, bụng ỏng, gầy còm tiêu hoá thất thường.

Cách dùng; Ngày dùng 6-12g nhân hạt đã bóc vỏ. Có thể rang ăn hoặc sắc uống. Khi dùng Thu*c này kiêng uống nước trà nóng, có thể gây nấc hoặc nôn mửa. Cũng có thể dùng nhân hạt đem sao vàng tán bột uống, mỗi ngày 10-20g. Uống liều 3 ngày vào buổi sáng. Trẻ em tuỳ tuổi, dùng ít hơn. Khi bị ngộ độc, có thể giải độc bằng nước sắc vỏ quả giun.

Đơn Thu*c:

1. Trẻ em giun sán, thường đau bụng, miệng ứa nước dãi trong: Dùng 3-4 quả giun, bỏ vỏ, sắc với nước vo gạo cho uống. Hoặc tán nhỏ cho uống, mỗi lần 4g hoà với nước cơm vào lúc tảng sáng.

2. Chữa giun đũa và giun kim: Dùng quả giun giã nát vắt uống, người lớn dùng mỗi lần 15 quả, trẻ em cứ mỗi tối dùng 1 quả, uống vào trước khi đi ngủ, mỗi ngày uống một lần; uống liền trong 3 ngày.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-day-giun-cay-qua-giun-quisqualis-indica-l)

Tin cùng nội dung

  • Theo đông y, dược liệu Chua ngót có vị ngọt, tính mát, có tác dụng kháng sinh, sát trùng. Thân cây có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ huyết. Lá non của Chua ngút thường được dùng nấu canh chua và cũng dùng trị rắn cắn (nhai lá tươi nuốt nước lấy bã đắp). Quả có vị chua ăn được, có tác dụng giải khát, cũng thường được dùng trị giun, nhất là giun đũa, giun kim.
  • Giun kim có tên khoa học là Enterobius vermicularis. Giun kim trưởng thành ở ruột non sau đó xuống ruột già. Có thể gặp giun kim non ở ruột thừa và có thể gây bệnh viêm ruột thừa cấp tính.
  • Giun đũa rất hay gặp ở người lớn và trẻ em nước ta. Trẻ em nhiễm giun đũa nhiều hơn người lớn, lứa tuổi nhiễm cao nhất là 5-9 tuổi. Không có sự khác nhau giữa nam và nữ.
  • Giun trưởng thành cư trú ở manh tràng và các vùng ruột lân cận, nằm bám lỏng lẻo vào niêm mạc. Các giun cái trưởng thành chui qua hậu môn tới vùng da quanh hậu môn và đẻ trứng với số lượng lớn.
  • Nhiễm giun kim thường xuyên xảy ra nhất ở trẻ em tuổi đi học, và những quả trứng nhỏ có thể dễ dàng lây lan từ trẻ
  • Bệnh giun kim gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh giun kim có thể lây từ người này sang người khác và tái nhiễm cho bản thân. Mắc giun kim sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên một số hậu quả xấu, thậm chí gây biến chứng.m cho bản thân.
  • Hiện nay tỷ lệ nhiễm giun ở cộng đồng dân cư đối với các nước đang phát triển tương đối cao, trong đó có Việt Nam.
  • Khoảng 20-50% người Việt có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Với tỷ lệ này, theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á.
  • Khí hậu nước ta thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho sự phát triển các loại ký sinh trùng nên bệnh giun sán khá phổ biến. Giun ký sinh ở người gồm nhiều loại: giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun chỉ.
  • Giun là sinh vật ký sinh sống trong cơ thể người và chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng (đặc biệt ở trẻ em).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY