Chuyên đề hôm nay

Phòng trị giun đũa, giun kim

Giun đũa rất hay gặp ở người lớn và trẻ em nước ta. Trẻ em nhiễm giun đũa nhiều hơn người lớn, lứa tuổi nhiễm cao nhất là 5-9 tuổi. Không có sự khác nhau giữa nam và nữ.

Giun đũa ký sinh trong ruột non của người. Từ ký sinh trong ruột non sẽ sinh ra trứng bài xuất theo phân ra ngoài, trứng phát triển thành trứng có ấu trùng, trứng nhiễm lại vào người nào nuốt phải, ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng rồi chui qua thành ruột và theo tĩnh mạch cửa lên gan, tim rồi đến phổi, ấu trùng chui qua thành phế nang lên phế quản rồi đến hầu, ấu trùng tiếp đó theo thực quản xuống ruột non và phát triển thành trưởng thành.

Triệu chứng của bệnh như sau: Giai đoạn ấu trùng giun - gây viêm phổi dị ứng (ho khan, sốt nhẹ). Giai đoạn giun trưởng thành - rối loạn tiêu hoá với các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau vùng bụng trên, đau quanh rốn. Chán ăn, ăn không ngon miệng, không thấy đói. Các triệu chứng viêm ruột mạn tính là táo bón, tiêu chảy xen kẽ, bất thường, kéo dài. Mức độ rối loạn tiêu hoá phụ thuộc vào số lượng trong ruột.

Vì tác hại rất lớn của bệnh cho nên thỉnh thoảng cần đi làm xét nghiệm (xét nghiệm tìm trứng trong phân). Khi có biến chứng cần siêu âm đường mật, chụp X-quang, kiểm tra phản ứng miễn dịch huỳnh quang…).

Để điều trị có thể tự mua Thu*c phổ rộng để tẩy đồng thời nhiều loại giun bằng một liều duy nhất. Trường tiểu học nên tổ chức tẩy giun đồng loạt cho học sinh. Nếu phối hợp trừ cả giun đũa, giun tóc và giun móc có thể dùng Thu*c albendazole 400mg/ngày x 3 ngày, hoặc dùng Thu*c mebendazole 500mg/ngày x 3 ngày. Còn có thể dùng Thu*c pyrantel pamoate theo chỉ định của bác sĩ (theo PGS Nguyễn Văn Đề).

Giun kim là loài giun tròn ký sinh trong ruột người. Giun kim cũng rất phổ biến ở Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở trẻ em, thành phố cao hơn nông thôn, nữ cao hơn nam.

Chẩn đoán bằng cách soi phân (giun bám trắng ở rìa phân), dán giấy bóng kính vào hậu môn buổi sáng sớm, soi kính hiển vi thấy trứng …

Điều trị phải kết hợp chặt chẽ với phòng bệnh để đề phòng tái nhiễm. Nơi nào cả tập thể có tỷ lệ nhiễm cao cần điều trị hàng loạt cho cả tập thể. Có thể dùng Thu*c Mebendazole với một liều duy nhất 500mg cho cả người lớn và trẻ em, nhắc lại sau 1 tháng với cung liều như vậy. Để điều trị có hiệu quả cần rửa hậu môn cho trẻ vào buổi tối và buổi sáng.

Không nên cho trẻ cởi truồng hoặc mặc quần thủng đít. Không cho trẻ lê la trên nền đất bẩn. Cắt móng tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài. Thường xuyên giặt giũ và phơi nắng quần áo, chăn chiếu (theo PGS Nguyễn Văn Đề).

Theo GS Nguyễn Lân Dũng - Nông nghiệp Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-tri-giun-dua-giun-kim-n338821.html)

Chủ đề liên quan:

giun đũa giun kim phòng trị

Tin cùng nội dung

  • Hội chứng đau thắt lưng hông (ĐTLH), thoái hoá đốt sống là bệnh lý thường gặp ở tuổi 40 trở lên. Nguyên nhân phần nhiều do chấn thương...
  • Bệnh giun kim gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ em chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh giun kim có thể lây từ người này sang người khác và tái nhiễm cho bản thân. Mắc giun kim sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên một số hậu quả xấu, thậm chí gây biến chứng.m cho bản thân.
  • Tiết trời lạnh và ẩm của mùa xuân là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
  • Hiện nay tỷ lệ nhiễm giun ở cộng đồng dân cư đối với các nước đang phát triển tương đối cao, trong đó có Việt Nam.
  • Khoảng 20-50% người Việt có thể bị nhiễm giun, đa phần là trẻ em, học sinh. Với tỷ lệ này, theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á.
  • Khí hậu nước ta thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, rất thuận lợi cho sự phát triển các loại ký sinh trùng nên bệnh giun sán khá phổ biến. Giun ký sinh ở người gồm nhiều loại: giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc, giun chỉ.
  • Giun là sinh vật ký sinh sống trong cơ thể người và chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng (đặc biệt ở trẻ em).
  • Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa ở miền Bắc VN là 85-98%. Điều mà ít người biết chính là đặc tính thích “đi du lịch” của giun đũa.
  • Người lớn, trẻ em vô tình bị nhiễm Toxocara canis qua thức ăn, nước uống bẩn, tay bẩn sau khi nựng nịu, chăm sóc chó...
  • Một bé trai 12 tuổi, mắt bỗng dưng bị lác hoàn toàn không còn nhìn thấy lòng đen. Ca bệnh hiếm gặp nhiễm giun đũa chó khiến cả Viện Mắt Trung ương và bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đều “bó tay”.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY