Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Ấu, củ ấu, Ô lăng

Theo y học cổ truyền, dược liệu Củ ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, giải độc; ăn thì bổ ngũ tạng. Vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt. Người ta trồng ấu để lấy quả làm thức ăn phụ hoặc để chăn nuôi, còn lá dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Quả thường dùng luộc chín hay rang ăn. Từ hạt có thể chế ra một loại bột, nếu thêm đường hoặc mật làm bánh ăn ngon.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Củ Ấu

Bộ phận dùng: Quả – Fructus Trapae, thường có tên là Ô lăng. Có khi dùng cả vỏ quả và toàn cây.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng cổ nhiệt đới mọc tự nhiên và cũng được trồng nhiều trong các ao, hồ, đầm, sông cụt, mặt nước.

Người ta phân biệt hai giống trồng: ấu gai, quả có hai sừng nhọn như gai, năng suất thấp; ấu trụi. quả có hai sừng tù, năng suất cao, thường được trồng nhiều hơn. Người ta dựa vào hình dạng của quả để chia ra: ấu nâng gương là ấu đã ra quả thành thục, chưa quá già, màu nâu, lá không còn nằm ngang mặt nước mà đã lên chếch với mặt nước. Lúc này thu hoạch dễ (vì quả chưa rụng xuống bùn) và luộc ăn ngon; ấu sừng trâu, quả đã già màu đã chuyển từ nâu sang đen sẫm, vỏ cúng như sừng, nhân có nhiều bột, cần thu hoạch sớm.

Người ta nhân giống ấu bằng quả, từ quả sẽ sinh ra những dây ấu; dùng 4-5 dây này nhổ sát gốc làm một tôm để đem cây nhân giống tiếp hoặc trồng hẳn ở nơi có bùn để cho rễ bám nhanh và để lá nổi trên mặt nước, tuy nhiên trong tự nhiên, quả rụng xuống nước và tái sinh thành cây con dễ dàng lan toả trên diện tích rộng của mặt nước.

Để làm Thu*c, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần.

Thành phần hoá học: Trong nhân hạt có tới 49% tinh bột, và khoảng 10,3% protid.

tính vị tác dụng: củ ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, giải độc; ăn thì bổ ngũ tạng. vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt.

Công dụng: Người ta trồng ấu để lấy quả làm thức ăn phụ hoặc để chăn nuôi, còn lá dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Quả thường dùng luộc chín hay rang ăn. Từ hạt có thể chế ra một loại bột, nếu thêm đường hoặc mật làm bánh ăn ngon. Ở Trung Quốc cũng dùng ăn hoặc nấu rượu. Quả cũng dùng làm Thu*c giải nắng nóng, giải độc, trừ rôm sảy. Người ta dùng quả sao lên để chữa cảm sốt và đau đầu; còn dùng làm Thu*c cường tráng. Ở Campuchia, người ta chế ra một loại nước dễ uống có tác dụng chống suy nhược do bị bệnh sốt rét và các loại sốt khác.

Vỏ quả ấu còn dùng chữa loét dạ dày và loét cổ tử cung, còn toàn cây dùng chữa sài đậu trẻ em, giải độc rượu và làm cho sáng mắt.

Liều dùng: 10-16g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài: giã cây tươi đắp không kể liều lượng.

Đơn Thu*c:

1. giải trúng nắng và giải chất độc của Thu*c, dùng củ ấu tươi giã nhỏ, chế thêm nước nguội mà uống thật nhiều.

2. Chữa rôm sảy hay da mặt khô sạm, dùng củ ấu tươi già xoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-au-cu-au-o-lang)

Tin cùng nội dung

  • Cháo lá sen có tác dụng làm thanh nhiệt, mát huyết, bổ âm, sinh tân, tiêu viêm, hết ngứa: Lá sen nửa tàu, cho vào cùng gạo nấu nhừ thành cháo, ăn ngày 1 đến 2 lần. Cần ăn một thời gian.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY