Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Bùm bụp, Bùng bục, Ba bét trắng, Cây ruông - Mallotus apelta (Lour.) Muell. -Arg

Theo y học cổ truyền, cây dược liệu Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm; lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Rễ dùng chứa: Viêm gan mạn tính, sưng gan lá lách; Sa tử cung và trực tràng; Huyết trắng, phù thũng khi có thai; Viêm ruột ỉa chảy...

1.Hình ảnh cây Bùm bụp, Bùng bục, Ba bét trắng, Cây ruông - Mallotus apelta (Lour.) Muell

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Bùm bụp

Bùm bụp, Bùng bục, Ba bét trắng, Cây ruông - Mallotus apelta (Lour.) Muell. -Arg., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây gỗ nhỏ hay cây bụi cao 1-2m hay hơn, có thể tới 5m; cành non có lông màu vàng nhạt. Lá mọc so le, nguyên, hoặc chia thuỳ rộng, có 2 tuyến ở gốc, mép khía răng; cuống lá và mặt dưới của lá có lông dày mịn màu trắng. Hoa đực và hoa cái riêng mọc thành bông đuôi sóc dài đến 50cm, thõng xuống. Quả nang, to 2cm, có gai mềm, dài 5mm. Hạt màu đen bóng.

Ra hoa tháng 4-7, có quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ cây và lá - Radix, Cortex et Folium Malloti Apeltae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở lục địa Đông Nam á châu. Ở nước ta, thường gặp trên các đồi, trong rừng thưa. Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô. Vỏ thân thu hái vào mùa xuân - hè, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm; lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ dùng chứa: 1. Viêm gan mạn tính, sưng gan lá lách; 2. Sa tử cung và trực tràng; 3. Huyết trắng, phù thũng khi có thai; 4. Viêm ruột ỉa chảy. Vỏ thân chống nôn, chữa viêm loét hành tá tràng và cầm máu. Liều dùng 15-30g, dạng Thu*c sắc. Lá dùng ngoài trị viêm tai giữa, cụm nhọt, đòn ngã tổn thương, chảy máu.

Đơn Thu*c:

1. Viêm gan mạn tính, sưng gan lách: Rễ Bùm bụp 15g, rễ Muỗng truồng 30g và rễ Sim 30g, sắc uống.

2. Sa tử cung và trực tràng: Rễ Bùm bụp 30g, rễ Kim anh 15g, sắc uống.

3. Băng huyết sau khi đẻ: Vỏ thân khô Bùm bụp 15g, phối hợp với thân cây Lấu, rễ Vú bò, cành lá Chua ngút, mỗi vị 12g, sắc uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-bum-bup-bung-buc-ba-bet-trang-cay-ruong-mallotus-apelta-lour-muell-arg)

Tin cùng nội dung

  • BSCC. Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai khuyến cáo người dân cần chú ý 4 dấu hiệu điển hình dưới đây để khám và điều trị kịp thời vì rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm gan.
  • Theo Đông y, lươn là món ăn ngon và vị Thu*c tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ gan,
  • Phần lớn Thuốc khi vào cơ thể được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường mật hoặc qua thận.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Khi sử dụng Thuốc điều trị bệnh, nếu cả bác sĩ lẫn bệnh nhân không thận trọng trong việc chỉ định và dùng Thuốc sẽ gây nên những tổn thương cho gan như viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính và xơ gan, bị thoái hóa mỡ, tạo u hạt ở gan, làm thương tổn mạch máu, u gan...
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY