Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Chè hàng rào, Trà hàng rào - Acalypha siamensis Oliv. ex Goge (A. evrardii Gagnep.)

Theo đông y, dược liệu Chè hàng rào Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu. Cũng dùng làm Thu*c tẩy, trị giun và làm Thu*c long đờm, gây nôn.

Hình ảnh cây Chè hàng rào

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Chè hàng rào

Chè hàng rào, Trà hàng rào - Acalypha siamensis Oliv. ex Goge (A. evrardii Gagnep.), thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ 1-4m, có các nhánh nhẵn. Lá hình mũi mác - thoi, thon lại và tù ở gốc và ở chóp, màu lục lờ, có kích thước thay đổi, dài 30-60mm, rộng 18-30mm, rất nhẵn, mép có răng thưa ở nửa phía trên, về mỗi bên có 7-8 răng tù, hình tam giác, cuống lá có rãnh, dài 2-10mm. Hoa thành bông ở nách lá, gần như không có cuống, nhẵn hay gần nhẵn, dài 2-5cm; các hoa đực xếp thành xim co ở phía ngọn; các hoa cái đơn độc ở phía gốc. Quả rộng 4mm. Hạt hình trứng, hơi nhọn đỉnh, dài 2-5mm.

Bộ phận dùng: Lá, cành non và hoa - Folium, Ramulus et Flos Acalyphae Siamensis.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Thái Lan, Lào và Việt Nam. Thường gặp trong các rừng còi và cũng được trồng làm hàng rào.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoa và lá thường dùng nấu nước hay hãm uống như trà, là một loại thức uống lợi tiểu. Cũng dùng làm Thu*c tẩy, trị giun và làm Thu*c long đờm, gây nôn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-che-hang-rao-tra-hang-rao-acalypha-siamensis-oliv-ex-goge-a-evrardii-gagnep)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa có công văn gửi các cơ sở y tế để cập nhật, tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí khi các phản ứng có hại của Thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
  • Mục đích của việc dùng Thu*c lợi tiểu là nhằm loại bỏ nước dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách tăng số lượng nước tiểu.
  • Có một số vỏ trái cây nếu bỏ đi sẽ rất lãng phí và làm mất tác dụng chính của trái cây đó. Để tận dụng cả vỏ trái cây khi ăn thì trước tiên các mẹ nên rửa sạch, ngâm nước muối rồi để ra rổ cho khô ráo
  • Tôi thường uống 1 ly nước cam sau khi ăn sáng, nhưng có người cho rằng như thế là không tốt. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn nhiều!
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Theo Đông y, mã đề vị ngọt, nhạt, tính hàn lương vào 3 kinh: can, thận, tiểu trường. Mã đề có công dụng thanh phế, nhuận gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chỉ khái, hóa đàm, chỉ nhiệt tả, minh mục, tư bổ, kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY