Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mùa hè uống nước mía giải nhiệt rất tốt nhưng tránh thời điểm này kẻo gây hại sức khỏe

Nước mía có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng nhưng nếu uống không đúng lúc sẽ gây hại cho sức khỏe.
Lợi ích của nước mía đối với sức khỏe

Theo Đông y, mía có vị ngọt, tính lạnh, lợi vào kinh phế và vị; tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, sinh tân nhuận táo, lợi niệu, tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện tiêu hóa.

Người ta còn dùng mía trong các trường hợp mắc bệnh hô hấp, sốt cao, giải độc, tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, đầy bụng...

Ngoài ra, nước mía còn mang đến nhiều công dụng khác cho sức khỏe.

Ảnh minh họa

Bổ sung năng lượng

Nước mía giàu carbohydrate, protein, sắt, kali và các dưỡng chất thiết yếu khác giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Giải nhiệt

Nước mía bổ sung nước và dinh dưỡng cho cơ thể, chống khô kiệt, mệt mỏi, đặc biệt là có tác dụng giải nhiệt trong những ngày nắng nóng.

Hỗ trợ tiêu hóa

Nước mía chứa kali giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Nó còn giúp hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Lợi tiểu

Nước mía có một công dụng quan trọng đối với cơ thể đó chính là lợi tiểu, giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận...

Chống viêm

Nước mía có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Hỗ trợ xương và răng phát triển

Mía chứa một hàm lượng canxi nhất định giúp răng và xương phát triển.

Thời điểm không nên uống nước mía

không uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc

nước mía có chứa chất policosanol giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bổ sung, có tác dụng chống đông máu thì không nên uống nước mía. nguyên nhân là do các thuốc này làm cản trở tác dụng của policosanol khiến việc sử dụng nước mía không còn lợi ích như ban đầu.

không uống nước mía để lâu trong tủ lạnh

nhiều người cho rằng nước mí có thể bảo quản trong tủ lạnh nhiều ngày để dùng dần. tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao. nếu để lâu trong tủ lạnh, nước mía vẫn có thể biến chất và gây rối loạn tiêu hóa.

không uống nước mía để lâu

nước mía chứa nhiều đường, nếu không được bảo quản tốt, vi sinh vật sẽ nhanh chóng phát triển và gây ra tình trạng nhiễm độc cho người sử dụng.

lưu ý khi sử dụng nước mía

nước mía có tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay bị đầy bụng, đi ngoài phân lỏng không nên sử dụng.

mía có chứa hàm lượng đường rất cao nên những người bị thừa cân, béo phì, tiểu đường nên hạn chế sử dụng. sử dụng nhiều mía quá sẽ khiến bạn bị tăng cân.

phụ nữ mang thai sử dụng mía có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn, ốm nghén nhưng dùng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

người bình thường cũng không nên uống quá nhiều nước mía, chỉ nên uống 100-200ml để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo Thanh Huyền/Sài Gòn Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/mua-he-uong-nuoc-mia-giai-nhiet-rat-tot-nhung-tranh-thoi-diem-nay-keo-gay-hai-suc-khoe.html

Theo Thanh Huyền/Sài Gòn Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mua-he-uong-nuoc-mia-giai-nhiet-rat-tot-nhung-tranh-thoi-diem-nay-keo-gay-hai-suc-khoe/20220702081002829)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Quả vải là loại trái cây hàng đầu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư, giúp bạn có làn da đẹp và suối tóc óng ả.
  • Bạn có biết các loại hoa quả ngày hè quen thuộc sau, là nguyên nhân gây ra cơn khát?
  • Dưới đây là 7 lý do bạn nên sử dụng rau thì là trong chế độ ăn uống của mình:
  • Nước mía không chỉ là nước giải khát lý tưởng trong mùa hè mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể và phòng chữa nhiều bệnh.
  • Mười năm trước, tôi đã tự nhủ với lòng mình rằng sẽ không bao giờ uống nước mía – thứ đồ uống tôi thích nhất nữa, khi thấy một con nhặng nổi lềnh phềnh trong cốc nước mía đang cầm trên tay.
  • Dấp cá là cây gia vị được nhiều người yêu thích. Rau dấp cá có mùi vị hơi tanh, có tác dụng tiêu ung thũng, lợi tiểu, chống viêm, được coi như một kháng sinh thực vật.
  • Theo Đông y, mã đề vị ngọt, nhạt, tính hàn lương vào 3 kinh: can, thận, tiểu trường. Mã đề có công dụng thanh phế, nhuận gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chỉ khái, hóa đàm, chỉ nhiệt tả, minh mục, tư bổ, kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY