Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Chìa vôi Java, Hồ đằng hai màu - Cissus javanica Don (discolor Blume)

Theo đông y, dược liệu Chìa vôi Java Vị cay, tính mát; có tác dụng lưu phong giải độc, tiêu thũng tán ứ, nối gân tiếp xương. Đọt non chua ăn như rau. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị bệnh mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy xương đứt gân, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê bại.

Hình ảnh cây Chìa vôi Java

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Chìa vôi Java

Chìa vôi Java, Hồ đằng hai màu - Cissus javanica Don (discolor Blume), thuộc họ Nho - Vitaceae.

Mô tả: Dây leo gần như không lông; các chồi có 4 góc, mắt tua cuốn chẻ hai. Lá hình tim thuôn, mép có răng nhỏ như sít nhau, màu lục bóng như nhung ở mặt trên, có chàm lốm đốm trắng, màu đỏ ở mặt dưới. Hoa màu vàng lục, xếp thành xim ngắn hơn lá. Quả mọng hình quả lê, cao 5-7mm 1 hạt.

Ra hoa tháng 8-10.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Cissi Javanicae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Đông Nam Á châu. Ở nước ta cây mọc ở các rừng ẩm trên độ cao 100m. Ở nhiều nơi người ta trồng làm cây cảnh dọc đường hàng rào.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính mát; có tác dụng lưu phong giải độc, tiêu thũng tán ứ, nối gân tiếp xương.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Đọt non chua ăn như rau. Ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị bệnh mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy xương đứt gân, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê bại.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-chia-voi-java-ho-dang-hai-mau-cissus-javanica-don-discolor-blume)

Tin cùng nội dung

  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Cháu bị nổi mề đay như dát muỗi cắn, bị ngứa, ở môi sưng nổi bong bóng lên. Nhưng nếu chỉ cần uống một viên Thu*c ...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Mày đay là một bệnh ngoài da phổ biến, trong Đông y, ngoài các biện pháp dùng Thuốc, châm cứu, bấm huyệt…,
  • Mày đay là bệnh mạn tính thường gặp và rất hay tái phát. Do nguyên nhân rất đa dạng nên việc xác định chẩn đoán đặc hiệu không phải dễ dàng.
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Viêm da dị ứng thường xảy ra trong mùa lạnh, bởi độ ẩm không khí thấp, da rất dễ bị hanh khô. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm, Thu*c nhuộm tóc không phù hợp hoặc tiệc tùng...
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY