Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cỏ tranh - Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Var. major (Nees) Hubb

Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát tốt, mát gan, lợi thận. Rễ cỏ còn trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu

1.Cây Cỏ tranh - Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Var. major (Nees) Hubb., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Cây cỏ tranh

Tên Khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv.

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Cỏ tranh; Bạch mao

Tên khác: Lagurus cylindricus L., Saccharum spicatum auct. non Lour., Imperata arundinacea Cyrillo, Imperata cylindrica (L.) Beauv. var. genuina (Hack.) A. Camus;

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Cỏ Tranh

Mô tả: Cỏ sống lâu năm, cao 30-90cm. Thân rễ mọc bò lan dài và nằm sâu dưới đất thường hình trụ, dài 30-40cm, đường kính 2-4mm, mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh tươi, dài 0,5-1m rộng 6-25mm, mặt trên ráp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy, dài 8-20cm, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu.

Cây ra hoa quả gần như quanh năm.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Imperatae, thường gọi là Bạch mao căn. Hoa cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang trên các đồi khô trống trải và phát tán ra đến đồng bằng. Cây khó diệt vì rễ ngầm sống rất dai. Có thể thu hái thân rễ quanh năm rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong cây có arundoin, cylindrin, ferneol, simiarenol.

Tính vị, tác dụng: Thân rễ Cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chỉ huyết, mát huyết. Nếu phối hợp với mía nấu thành nước lại có tác dụng thanh lương, trừ thấp, giải độc. Nếu sao vàng thì thông tiểu, làm ra mồ hôi và giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị sốt nóng khát nước, sốt vàng da mật (hoàng đản), tiểu tiện ít, đái buốt, đái dắt, đi tiểu ra máu, ho thổ huyết, chảy máu cam. Ở Thái Lan, rễ và thân rễ dùng trị sỏi niệu, đái ra máu, bạch đới. Ở Trung Quốc còn dùng trị cao huyết áp. Hoa dùng trị nôn ra máu; nếu sao cháy rồi sắc hay hãm uống làm Thu*c cầm máu. Ngày dùng 12-40g thân rễ, 2-4g hoa, dạng Thu*c sắc.

Ðơn Thu*c:

1. Viêm thận cấp: Rễ Cỏ tranh 60-120g sắc nước chia uống làm 2-3 lần trong ngày.

2. Chảy máu cam: 30g rễ cỏ tranh sắc nước, uống khi nguội. Có thể phối hợp với 15g rễ Sen sắc uống.

3. Ðái ra máu: Thân rễ Cỏ tranh phối hợp với Gừng sao cháy (Thán khương) sắc uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-co-tranh-imperata-cylindrica-l-p-beauv-var-major-nees-hubb)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY