Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cúc tần - Pluchea indica (L.) Less

Theo y học cổ truyền, Cúc tần có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Nhân dân thường dùng nấu nước xông giải cảm, có khi lấy rễ phơi khô sắc uống giải sốt nóng. Lá non và đọt non giã nhỏ trộn với rượu đắp chữa đau nhức xương. Rễ nấu nước uống làm ra mồ hôi trong bệnh sốt rét.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cúc tần

Cúc tần - Pluchea indica (L.) Less., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây bụi cao 1-2m, cành mảnh. Lá mọc so le, hình gần bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép khía răng. Cụm hoa hình ngù, mọc ở ngọn các nhánh. Đầu có cuống ngắn màu tim tím, thường xếp 2-3 cái một; lá bắc 4-5 dây; hoa cái xếp trên nhiều dây; hoa lưỡng tính ở phía giữa. Quả bế hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm.

Ra hoa quả vào tháng 2-6.

Bộ phận dùng: Cành lá và rễ - Ramnulus et Radix Plucheae Indicae.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng ở đồng bằng làm hàng rào cây xanh. Trồng bằng cành vào mùa xuân, mùa thu. Để dùng làm Thu*c, người ta thu hái các bộ phận của cây quanh năm, tốt nhất vào mùa hè - thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Trong lá có tinh dầu và acid chlorogenic; trong lá tươi có 5,7% protid, 1% lipid, 5,1% cellulos, 2,3% tro; 197mg% Ca, 2,3mg% P, 5mg% Fe, 4,6mg% caroten, 15mg% vitamin C.

Tính vị, tác dụng: Cúc tần có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Ở Ấn Độ, người ta cho rằng rễ và lá làm se, giải nhiệt, giảm sốt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp Người ta thường thu lá non dùng ăn như rau sống. Cành, lá, rễ thường dùng trị 1. Cảm mạo, nóng không ra mồ hôi, bí tiểu tiện; 2. Phong thấp tê bại, đau nhức xương, đau thắt lưng; 3. Trẻ em ăn uống chậm tiêu. Dùng ngoài trị chấn thương, gãy xương, bong gân và trị ghẻ.

Ở Trung Quốc, còn dùng chữa viêm hạch bạch huyết dạng lao cổ. Ở Thái Lan, toàn cây được dùng ngoài trị bệnh về da; lá tươi được dùng trị bệnh trĩ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngày dùng 10-15g cành lá hoặc 6-8g rễ khô sắc nước uống. Nhân dân thường dùng nấu nước xông giải cảm, có khi lấy rễ phơi khô sắc uống giải sốt nóng. Lá non và đọt non giã nhỏ trộn với rượu đắp chữa đau nhức xương. Rễ nấu nước uống làm ra mồ hôi trong bệnh sốt rét. Ở Trung Quốc (Quảng Châu), người ta dùng lá tươi giã nát, trộn với bột gạo và đường làm bánh cho trẻ con ăn để cho ấm dạ dày và trừ cam tích. Để trị ghẻ, dùng cành lá nấu nước tắm. Để trị chấn thương, bong gân, dùng lá tươi, rửa sạch, giã nát đắp vào.

Đơn Thu*c:

1. Thấp khớp, đau nhức xương; dùng rễ Cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ Trinh nữ 20g, rễ Bưởi bung 20g, Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g, sắc nước uống.

2. Cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi; dùng Cúc tần 2 nắm, lá Sả 1 nắm, lá Chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-cuc-tan-pluchea-indica-l-less)

Tin cùng nội dung

  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Nguyên nhân đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại
  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY