Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Dưa lông nhím, Quả lông nhím - Cynanchum corymbosum Wight

Theo đông y, dược liệu Dưa lông nhím Vị ngọt và đắng, hơi lạnh, tính bình; có tác dụng bồi bổ năng lượng, lợi sữa, tiêu viêm. Dùng trong các trường hợp: Thiếu sữa; Suy nhược thần kinh; Viêm thận mạn tính; Lao phổi.

Hình ảnh cây Dưa lông nhím

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Dưa lông nhím

Dưa lông nhím, Quả lông nhím - Cynanchum corymbosum Wight., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.

Mô tả: Cây nhỏ leo; cành không lông; lóng dài. Lá có phiến hình tim, cỡ 8x5cm, mỏng, gân từ gốc 5, gân phụ khác 2-3 cặp, có vài lông ở gân mặt dưới; cuống dài 2,5-7cm. Chuỳ ở nách lá, tương đối ít hoa; cuống có lông; lá đài 2mm, ít lông, có 1 tuyến ở giữa; cánh hoa dài 5,5mm; tràng phụ thành ống cao có 10 răng. Quả đại xoan rộng hay hẹp, đầy gai mềm, như lông nhím. Hạt thuôn dài 12mm, mào lông dài 2,5-3,8cm.

Hoa tháng 7-11, quả tháng 8-12.

Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc quả - Herba seu Fructus Cynanchi Corymbosi, thường có tên là Thích qua.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Lào Cai (Sapa) và Ninh Bình (Rừng Cúc Phương). Thu hái cây và quả vào mùa thu-đông, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt và đắng, hơi lạnh, tính bình; có tác dụng bồi bổ năng lượng, lợi sữa, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trong các trường hợp: 1. Thiếu sữa; 2. Suy nhược thần kinh;3. Viêm thận mạn tính; 4. Lao phổi. Liều dùng 15-30g dạng Thu*c sắc.

Đơn Thu*c: - Thiếu sữa: dùng 2 quả Dưa lông nhím nấu với thịt ăn.

Hình ảnh cây Dưa lông nhím

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-dua-long-nhim-qua-long-nhim-cynanchum-corymbosum-wight)

Tin cùng nội dung

  • Suy nhược thần kinh có phải là một biểu hiện của tâm thần nhẹ không, thưa bác sĩ? Những ai hay bị bệnh này?
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • (Mangyte) - Em chưa xác định được mình có thai hay chưa nên không dám uống Thu*c và đi khám bác sĩ.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh lao phổi là phế lao. Nguyên nhân gây bệnh là do chính khí hư, tinh huyết suy tổn để bệnh tà xâm phạm vào phế.
  • Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium. Bệnh thường ở phổi, nhưng cũng có thể ở các tạng phủ khác (lao màng não, lao màng phổi, lao màng bụng, màng tim, lao hạch, lao khớp...).
  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY