Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Bài Thuốc trị suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh...
suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh, hay quên, đau lưng, hay cáu gắt, khả năng làm việc giảm sút, có kèm thêm các rối loạn thần kinh thực vật: táo bón; nam giới di tinh, liệt dương; nữ thì rối loạn kinh nguyệt... Theo Đông y, suy nhược thần kinh thường có trong các chứng đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ). Nguyên nhân là do rối loạn ở 3 thể tạng: tâm, can, thận. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể bệnh.

Thể can khí uất kết: Người bệnh có biểu hiện tinh thần u uất, đau tức hông sườn, hay thở dài, chán ăn, mất ngủ, đại tiện táo. Dùng bài: sài hồ 12g, uất kim 12g, đan bì 10g, chi tử 10g, đinh lăng 20g, hắc táo nhân 16g, đương quy 16g, táo tàu 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu bị ngứa ngoài da, thêm: kim ngân 20g, quả ké 16g.

Nếu đau xương khớp, thêm: nam tục đoạn 16g, cẩu tích 10g.

Thể âm hư hỏa vượng: Người bệnh có biểu hiện hoa mắt chóng mặt nóng đỏ, tinh thần nóng nảy, khó ngủ, tai ù, đau lưng, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt. Dùng bài: sinh địa 16g, hoài sơn 16g, đan bì 10g, trạch tả 10g, ngân hoa 10g, chi tử 12g, sài hồ 12g, táo nhân 16g, cam thảo 10g, rễ cỏ tranh 16g, liên nhục 16g, khởi tử 10g. Cho các vị vào nồi, đổ 1,5 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Thể tâm tỳ hư tổn: Người bệnh có biểu hiện hồi hộp, hay quên, chán ăn, chân tay lạnh, phân lỏng, người mệt mỏi, dày da bụng. Dùng bài: hoàng kỳ (sao mật) 16g, bạch truật (sao hoàng thổ) 20g, phòng sâm 16g, đương quy 20g, phục thần 12g, chích thảo 10g, ngũ gia bì 12g, củ đinh lăng 20g, hắc táo nhân 12g, viễn chí 10g, liên nhục 16g, sinh khương 8g, trần bì (sao) 10g. Các vị cho vào nồi, đổ 1,5 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 400ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Thể khí uất đàm kết: Người bệnh có cảm giác vướng mắc ở cổ họng, khạc không ra, nuốt không vào, ngực sườn đầy tức, khó thở, mắc đờm, ăn ít, tiểu tiện khó. Dùng bài: bán hạ 10g, hậu phác 12g, sinh khương 8g, tía tô 16g, bạch linh 12g, xa tiền 12g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, đinh lăng 16g, hương phụ 12g, rễ xương sông 16g, cát cánh 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 16g. Tất cả cho vào nồi, đổ 1.200ml nước, sắc lấy 200ml, tiếp tục đổ 1000ml nước sắc lần hai lấy 150ml. Chung hai nước lại, đun sôi, chia 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Do suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp gây ra, chủ yếu là do các áp lực tinh thần. Vì vậy, người bệnh phải có một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, nên đi dã ngoại ở vùng quê, vùng biển - nơi có không khí trong lành. Hoặc có thể giải trí bằng cách nghe nhạc, xem phim, chăm sóc cây cối… Bên cạnh đó, tăng cường vận động cơ thể như đi bộ, tập thái cực quyền...

Lương y: Thanh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-tri-suy-nhuoc-than-kinh-6091.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY