Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Thuốc đầu tiên trị rối loạn thần kinh bàng quang cho trẻ em

FDA vừa đã chấp thuận Thuốc vesicare LS (solifenacin succinate), dạng hỗn dịch uống, để điều trị rối loạn thần kinh bàng quang ở trẻ em hai tuổi tuổi trở lên.

Trước đó, viên nén vesicare (solifenacin succinate) được chấp thuận (vào năm 2004) để điều trị các triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức ở người lớn từ 18 tuổi trở lên. và đây là phương pháp điều trị đầu tiên được fda chấp thuận cho bệnh nhân mắc rối loạn chức năng bàng quang liên quan đến thần kinh ở trẻ khi mới hai tuổi. ngoài ra, trước khi có sự chấp thuận này, tiêu chuẩn chăm sóc hiện tại đối với nhiều bệnh nhân cần dùng Thuốc tới ba lần/ngày, trong khi với hỗn dịch uống vesicare ls chỉ cần uống một lần mỗi ngày.

Rối loạn thần kinh bàng quang có thể do bệnh hoặc chấn thương trong hệ thống thần kinh; có thể liên quan đến các điều kiện bẩm sinh như tật nứt đốt sống (myelomeningocele) hoặc các tình trạng khác như chấn thương tủy sống. với rối loạn thần kinh bàng quang, có sự hoạt động quá mức của cơ thành bàng quang.

Bình thường, cơ bàng quang thư giãn để bàng quang được lấp đầy dần dần lên. khi bàng quang dần dần được kéo giãn, chúng ta có cảm giác muốn đi tiểu (khi bàng quang đầy một nửa). hầu hết mọi người có thể nín tiểu dễ dàng sau khi vừa mắc tiểu cho đến khi thuận tiện để đi vào nhà vệ sinh. tuy nhiên, ở những người mắc hội chứng bàng quang hoạt động quá mức, cơ có vẻ như đã gửi sai tín hiệu đến não. bàng quang có cảm giác đầy hơn so với thực tế và co lại quá sớm (dù chưa đầy cũng như chưa muốn đi vệ sinh), điều này làm cho người bệnh cần vào nhà vệ sinh gấp. trong thực tế, người bệnh rất khó kiểm soát khi bàng quang co bóp để đi tiểu.

Việc co thắt cơ bàng quang tự phát có thể dẫn đến rò rỉ nước tiểu, tiểu không tự chủ, bí tiểu… nếu không được điều trị, có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, tăng áp lực trong bàng quang, viêm bể thận, viêm thận, suy thận…

Trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, vesicare ls làm giảm các cơn co thắt bàng quang tự phát, giảm áp lực bàng quang và giảm số lần tiểu tiện không tự chủ…

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của vesicare LS là táo bón, khô miệng và nhiễm trùng đường tiết niệu. Hiện tượng buồn ngủ có thể xảy ra. Vì vậy, bệnh nhân ở độ tuổi có thể lái xe hoặc vận hành máy móc không nên làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo này khi dùng Thuốc.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được khuyến cáo không vượt quá liều khởi đầu được đề nghị của vesicare LS ở những bệnh nhân dùng Thuốc ức chế CYP3A4 mạnh.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như phù mạch (sưng dưới da) và sốc phản vệ, đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng solifenacin succinate và có thể đe dọa tính mạng. Bệnh nhân nên tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế nếu có hiện tượng sưng lưỡi hoặc cổ họng hoặc khó thở.

Vesicare LS không được sử dụng ở những bệnh nhân bị ứ đọng dạ dày (giảm việc làm rỗng dạ dày), bệnh tăng nhãn áp góc hẹp không kiểm soát được (sự tích tụ chất lỏng trong mắt làm tăng áp lực mắt) hoặc quá mẫn cảm (phản ứng dị ứng) với vesicare LS hoặc bất kỳ thành phần nào của Thuốc.

Vesicare LS cũng không được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân bị suy gan nặng, giảm nhu động đường tiêu hóa (làm chậm co thắt đường ruột) hoặc có nguy cơ kéo dài QT, bao gồm cả những bệnh nhân có tiền sử kéo dài QT và bệnh nhân dùng Thuốc được biết là kéo dài khoảng QT

Bích Ngọc

(Theo FDA 5/2020)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dau-tien-tri-roi-loan-than-kinh-bang-quang-cho-tre-em--n174895.html)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY