Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Những cơ thể biến dạng vì u sợi thần kinh

Từ những khối u li ti trên cơ thể, chỉ vài năm sau đó, nhiều bệnh nhân mắc bệnh u sợi thần kinh đã có một ngoại hình kỳ quái do các khối u phát triển rất nhanh.

Những phận đời “biến dạng”

Đó là câu chuyện của bà T.T.H. (52 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, TP.HCM), đã có hơn 10 năm sống quanh quẩn trong nhà vì mặc cảm với gương mặt hoàn toàn biến dạng do khối u.

Bà kể khối bướu xuất hiện vùng đầu mặt từ khi bà còn nhỏ, ban đầu chỉ cỡ quả trứng, sau đó to dần như nắm tay. Bà đã điều trị 1 lần nhưng sau đó u tái phát và mỗi ngày càng to thêm, quá mức chịu đựng.

Theo các BS khoa Phỏng Tạo hình, BV. Chợ Rẫy (TP.HCM), khối u to và chảy xệ kéo một bên mặt bị nghiêng. Mắt trái cũng không nhìn thấy do u che lấp, khiến bà H. đi lại khó khăn. “Khuôn mặt tôi trở nên quái dị xấu xí khiến hơn 10 năm qua tôi không dám ra khỏi nhà. Tôi mặc cảm đến mức không dám nhìn mình trong gương”, bệnh nhân đau khổ nói.Ngoài khối u lớn vùng đầu mặt, bà H. còn có nhiều u nhỏ mọc khắp cơ thể.Bà H. sau đó được trải qua một đợt phẫu thuật.Hiện gương mặt bà đã nhẹ nhàng hơn được một phần.

Cũng sợ gương mặt mình là K.T.M.D, cô gái sinh năm 1989, sống tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Khối u xuất hiện trên mặt D. từ lúc cô còn nhỏ, đến năm lớp 5 D. phải nghỉ hẳn vì những lần đi viện trở nên thường xuyên và kéo dài nhiều ngày, nhưng khối bướu trước mặt vẫn che hết một bên mắt.

Mẹ của bệnh nhân cho biết, mới ra đời, mắt của D. đã một bên to, một bên nhỏ.Từ 3 tháng tuổi, khuôn mặt D.lại xuất hiện một khối u gần mí mắt và từ đó khối u lớn rất nhanh, chảy xệ che gần hết khuôn mặt. Bệnh nhân tiết lộ, ngoài khối u ở mặt, cô còn có nhiều khối u nhỏ khác, nổi rải rác ở cánh tay.

Tại BV. Chợ Rẫy, người bệnh được các BS. xác định mắc u sợi thần kinh và tiến hành phẫu thuật. Sau 7 giờ bóc tách tạo hình, giáo sư McKinnon, chuyên gia chỉnh hình người Mỹ cùng ê kíp BS BV.Chợ Rẫy đã phẫu thuật thành công khối u vốn che lấp hơn nửa mặt bệnh nhân.Sau cuộc mổ lớn, gương mặt của D. cải thiện hơn một phần, tuy nhiên, cô vẫn phải đối diện với nguy cơ tái phát.

Trường hợp mới nhất vừa được điều trị tại khoa Phỏng Tạo hình, BV.Chợ Rẫy là một giáo viên cấp 2, vào BV trong tình trạng hông đùi và cẳng chân trái mang u sợi thần kinh to.

Người bệnh đau khổ nói anh không nghĩ khối u cách đây vài năm chỉ to bằng nắm tay, nay lại phình to đến mức kéo lệch cả cơ thể sang một bên. “Nó làm tôi đau, đi đứng rất khó khăn, có khi lên lớp giảng bài mà tôi phải lết từng bước. Tôi đi khám nhiều nơi nhưng các BS nói khối u ở gần mạch máu và dây thần kinh nên không dám can thiệp”.

Tại khoa Phỏng Tạo hình, BV. Chợ Rẫy, sau khi thăm khám, các BS xác định bệnh nhân bị u sợi thần kinh ngoại biên, điều đáng chú ý là khối u đã chén ép khiến người bệnh bị thoái hóa khớp gối.

Việc phẫu thuật sau đó được tiến hành.Các BS khoa Phỏng Tạo hình đã phối hợp cùng các BS khoa Chẩn đoán Hình ảnh để khảo sát mạch máu, khống chế nguy cơ chảy máu và cắt trọn khối u.

Bệnh lý có tính di truyền

TS.BS. Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng Tạo hình, BV.Chợ Rẫy nhận xét, u sợi thần kinh là một bệnh thuộc dạng di truyền. Bệnh biểu hiện bằng nhiều u dạng sợi mềm mọc ra từ dây thần kinh, cùng nhiều đốm màu nâu nhạt xuất hiện trên da thân người...

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện được ít nhất 8 type của bệnh u xơ thần kinh trong đó có 2 type chính: u sợi thần kinh ngoại vi (còn gọi là bệnh von Recklinghausen) và u xơ thần kinh trung tâm. Biểu hiện lâm sàng tăng theo thời gian và tổn thương thần kinh, ung thư hóa thường bất ngờ.

U sợi thần kinh ngoại biên luôn xuất hiện vào thời kỳ niên thiếu, tỷ lệ khoảng 1/3.000 trẻ. Trên 50% số trẻ bị bệnh có biểu hiện triệu chứng từ lúc 2 tuổi hay trước 5 tuổi. Triệu chứng gồm đốm nâu trên da, đường kính ≥ 0,5cm, màu cà phê sữa, các đốm này có thể thấy ngay sau khi sinh. Một số khác có tàn nhang ở những chỗ nếp gấp của da như nách, háng, dưới vú… Các khối u lành tính ở dưới da hoặc sâu hơn, phát triển dần khi trẻ lớn lên.

U sợi thần kinh ngoại biên cũng có thể gây ra những tổn thương đa dạng ở mắt, não, tim mạch, tiêu hóa, Sinh d*c, cơ xương khớp. Bệnh nhân có thể chậm biết đi, chậm biết nói, tầm vóc lùn, chậm phát triển trí tuệ, học kém, ngứa dữ dội, trì trệ tâm S*nh l*... Bệnh có nguy cơ thoái triển thành ung thư với tỷ lệ thấp (3 - 12%). Có 5% bệnh nhân bị u sợi thần kinh ngoại biên rơi vào dạng u đặc biệt như dạng búi thòng hay u sợi thần kinh dạng phù voi khiến cơ thể biến dạng.

Với u sợi thần kinh song phương, tức u sợi thần kinh loại 2, bệnh nhân có những khối u thần kinh trung ương như u thị giác, u tiền đình.Bệnh thường không xuất hiện trước tuổi dậy thì, tỷ lệ hiếm hơn u sợi thần kinh type 1, khoảng 1/50.000 thường là dạng bệnh nặng hơn. Các triệu chứng lâm sàng gồm: các đốm nâu cà phê sữa ở da; các khối u sợi thần kinh lành tính dạng nốt dưới da; ù tai, nghe kém, chóng mặt, u thần kinh, u màng não, u tủy sống; đục thủy tinh thể sớm.

Theo TS.BS. Hiệp, hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho căn bệnh này; vấn đề điều trị hiện nay chỉ giới hạn ở việc theo dõi mức độ tiến triển của bệnh và can thiệp khi có triệu chứng. Phẫu thuật được áp dụng khi kích thước các khối u thần kinh lớn nhanh và gây triệu chứng; ung thư hóa, ù tai chóng mặt; ảnh hưởng đến thị lực, động kinh, biến dạng xương…

Sự phối hợp các chuyên khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Phẫu thuật Tạo hình...đã giúp bệnh nhân có thể giải phóng được khối u, tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm vẫn là việc nên làm.

KIẾN TƯỜNG

Theo Suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/nhung-co-the-bien-dang-vi-u-soi-than-kinh)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY