bổ sung cho cơ thể nguồn dưỡng chất dồi dào này thường xuyên chính là một cách để có sức khỏe và thông minh.
Biểu hiện: Da khô, xỉn màu, xuất hiện các vết đốm trên mặt da
Được coi là loại “nhân sâm” thứ 2. Củ cải chứa nhiều nước, protid, glucid, celluloz và các loại vitamin A, B, C, allyl isothiocynat, oxalic acid... có tác dụng tốt trong việc cung cấp ô-xy, thúc đẩy tuần hoàn máu cho các mao mạch dưới da, giúp da mềm mại và sáng đẹp hơn.
Cách chế biến: Luộc, hấp, nấu canh...
Biểu hiện: Nhức, mỏi, khô, mờ mắt, phù nề giác mạc
Tỏi tây qua chế biến có công dụng tốt trong việc giải phóng vào đào thải thành phần chất lưu huỳnh, từ đó ngăn ngừa sự “cạnh tranh” của hợp chất này với các nguyên tử ô-xy trong cơ thể, đặc biệt đối với đôi mắt.
Cách chế biến: Bỏ rễ, rửa sạch và đun với nước, uống hàng ngày
Biểu hiện: tức ngực, đau thắt ngực
Đinh lăng không chỉ là vị Thu*c mát phổi, lợi tiểu, tiêu độc mà còn có tác dụng rất tốt trong việc làm mở rộng và giúp lưu thông các mạch máu, từ đó tăng cường việc cung cấp ô-xy cho hoạt động của tim cũng như quá trình vận chuyển máu cho các cơ quan trong cơ thể.
Cách chế biến: Rửa sạch, vò nát và sắc nước uống hàng ngày.
Biểu hiện: mệt mỏi, tăng đường huyết
Việc thiếu ô-xy lâu ngày có thể làm giảm độ “mẫn cảm” của tuyến tụy đối với việc sản xuất chất insulin trong cơ thể và giảm khả năng tuần hoàn máu, từ đó dễ gây nên bệnh tiểu đường.
Rau diếp có tác dụng tốt trong việc kích thích và điều hòa tuyết tụy sản sinh chất insulin. Ngoài ra, thường xuyên ăn rau diếp cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất glucose, từ đó cải thiện việc cung cấp ô-xy cho hoạt động của các tế bào và kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.
Cách chế biến: Rau diếp chỉ nên rửa sạch, khử trùng và ăn sống. Việc luộc hoặc nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy các loại enzym tốt có trong loại rau này.
Theo Giadinh.