Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Dưỡng sinh trị chứng suy nhược thần kinh

Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
Chính vì vậy, việc người bệnh tự rèn luyện để kiểm soát cảm xúc và giữ thăng bằng tâm lý bằng các phương pháp thư giãn có tác động trực tiếp đến việc điều hòa lại tính cân bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế của vỏ não, do đó góp phần trị bệnh tận gốc - chống lại những tác động âm tính do các stress tinh thần gây ra và duy trì sự thăng bằng ổn định của người bệnh.

Sau đây xin được giới thiệu một bài tập thư giãn của dưỡng sinh YHCT giúp người mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh có thể tự luyện tập hàng ngày tại nhà:

Phần luyện động

Tư thế luyện động:

Người bệnh nằm thẳng thoải mái, hai tay buông xuôi theo thân, nới rộng quần áo.

Hai mắt nhắm kín, miệng ngậm, mũi thở đều, hai tai như không nghe thấy gì.

Trình tự bài tập:

Xoa mắt: dùng hai ngón tay trỏ xoa vòng quanh mắt 10 lần.

Vuốt mắt: dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa vuốt từ đầu trong cung lông mày đến đuôi mắt 5 lần.

Quay lưỡi: quay lưỡi ngoài lợi 5 lần, quay lưỡi trong lợi 5 lần.

Tróc lưỡi: đưa lưỡi sâu vào họng tróc lưỡi 10 lần.

Gõ răng: gõ hai hàm răng vào nhau 10 lần.

Xoa bụng: xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 10 lần.

Phần luyện tĩnh

Tư thế luyện tĩnh:

Tư thế nằm thoải mái, hai chân mở rộng bằng vai, mắt nhắm.

Ý thủ đan điền: chú ý canh giữ nhẹ nhàng vùng dưới rốn.

Duy trì nhịp thở nhẹ nhàng.

Phải tâm niệm biến ác niệm thành chính niệm: biến những điều khó chịu thành dễ chịu, loại bỏ những suy nghĩ không tốt trong đầu, loại bỏ tạp niệm để tập trung vào thư giãn cho tốt.

Chuẩn bị tinh thần làm giãn cơ thể: duy trì nhịp thở êm, nhẹ, đều rồi ra lệnh thầm (không nói thành tiếng) tự làm giãn lần lượt các bộ phận cơ thể và theo dõi cảm giác giãn ở đó theo 3 đường giãn của cơ thể:

Đường1: Đi từ đỉnh đầu qua hai bên mặt, hai bên cổ, vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay rồi đến ngón tay.

Đường 2: Đi từ đỉnh đầu qua mắt, cổ, ngực, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân, xuống ngón chân.

Đường 3: Đi từ đỉnh đầu qua gáy, lưng, thắt lưng mông, bắp đùi, bắp chân, rồi xuống đến gót chân.

Cách tự ra lệnh thầm: Tự ra lệnh thầm (thầm nghĩ) cho ta giãn lần lượt các vị trí đã định, chú ý theo dõi cảm giác ở đó (nếu có). Làm tuần tự hết đường 1 giữ cảm giác thoải mái ở đó khoảng thời gian dài 5 - 10 hơi thở tự nhiên của mình rồi làm giãn đến đường 2 rồi đường 3. Cách làm là khi hít vào ra lệnh thầm vị trí, khi thở ra tự ra lệnh giãn.

Trình tự bài tập:

Bắt đầu làm giãn cơ thể theo đường thứ nhất:

Đỉnh đầu (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai bên mặt (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai bên cổ (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai bên vai (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai cánh tay (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai cẳng tay (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai bàn tay (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Các ngón tay (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Từ đỉnh đầu đến ngón tay giãn (3 lần)

Từ đỉnh đầu đến ngón tay giãn - giãn - giãn (3 lần)

Giữ cảm giác thoải mái nhẹ nhàng ở hai bàn tay trong vòng 5 phút.

Tiếp tục làm giãn cơ thể theo đường thứ hai:

Đỉnh đầu (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Mặt (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Cổ (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Ngực (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Bụng (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai bên đùi (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai cẳng chân (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai bàn chân (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Các ngón chân (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Từ đỉnh đầu đến ngón chân giãn (3 lần)

Từ đỉnh đầu đến ngón chân giãn - giãn - giãn (3 lần)

Giữ cảm giác thoải mái nhẹ nhàng ở hai bàn chân trong vòng 5 phút.

Tiếp tục làm giãn cơ thể theo đường thứ ba:

Đỉnh đầu (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Gáy (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Lưng (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Thắt lưng (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai bên mông (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Mặt sau hai đùi (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai bắp chân (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Hai gót chân (hít vào) ----- giãn (thở ra)

Từ đỉnh đầu đến gót chân giãn (3 lần)

Từ đỉnh đầu đến gót chân giãn - giãn - giãn (3 lần)

Giữ cảm giác thoải mái nhẹ nhàng ở hai gót chân trong vòng 5 phút.

Tập trung sự chú ý của mình vào vùng dưới rốn canh giữ trong vòng 5 phút.

Tiếp tục ám thị cho bản thân:

“Chân tay tôi nặng và ấm” (3 lần)

“Toàn thân tôi nặng và ấm” (3 lần)

“Tôi bắt đầu buồn ngủ” (3 lần)

“Tôi ngủ ngon” (3 lần) - Giữ trạng thái này trong 5 phút.

Mở mắt ra, hai tay tự xoa mặt, xoa hai đầu gối, hai tay xát nóng vào nhau làm động tác xem gần xem xa:

Tư thế: ngón tay của hai bàn tay gài chéo nhau và đưa lật ra phía ngoài, mắt nhìn vào một điểm cố định của một ngón tay.

Động tác: hít vào tối đa đưa tay lên cao hoặc sang bên, đồng thời đưa tay gần mắt, cách mắt 5cm thì thở ra triệt để. Làm như thế 10 - 20 lần (theo nhịp thở).Kết thúc trình tự một bài tập thư giãn.

ThS.BS. Trần Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-duong-sinh-tri-chung-suy-nhuoc-than-kinh-4123.html)

Tin cùng nội dung

  • Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) với khối u nặng 80kg được các bác sĩ chẩn đoán bước đầu là u sợi thần kinh. Vậy u sợi thần kinh là gì?
  • Chào Mangyte.vn, Tôi nghỉ hưu được mấy tháng nay, giờ tôi muốn tập dưỡng sinh cho khỏe người. Tôi tính đi học một lớp cho có bài bản rồi sẽ về tập ở nhà. Vậy, tôi có thể đến học ở đâu? Nhờ Mangyte.vn chỉ giúp. Tôi cám ơn nhiều. (Hoàng Tuấn - tranhoang…@gmail.com)
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY