Bạn nên biết hôm nay

Những di chứng thần kinh hậu Covid-19

Đột quỵ, viêm não, rối loạn giấc ngủ, đau đầu chóng mặt, viêm tủy cấp… là những di chứng về thần kinh nhiều người gặp sau khi khỏi Covid-19.

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức (Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, theo Johns Hopkins Medicine International (một hệ thống y tế ở Mỹ), khoảng 50% người nhiễm nCoV có các biểu hiện về thần kinh. Giới khoa học vẫn đang nghiên cứu để có câu trả lời chính xác nguyên nhân, vài giả thuyết được đưa ra giải thích tại sao Covid-19 ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dựa trên các bằng chứng hiện có. Trong đó, các nhà khoa học cho rằng virus có khả năng tấn công lên não gây viêm não, bằng chứng là tìm thấy virus trong dịch não tủy ở một số bệnh nhân. Một giả thuyết khác cho rằng nCoV tạo ra nhiều cục máu đông bất thường trong các động mạch lớn gây đột quỵ tim và não.

Một nghiên cứu khác, công bố hồi tháng 5/2021 trên Tạp chí Y học Quốc tế, cũng chỉ ra 80% bệnh nhân có ít nhất một triệu chứng Covid kéo dài. Đây là tình trạng sức khỏe không trở lại bình thường sau ba tháng mắc bệnh và kéo dài ít nhất hai tháng mà không do nguyên nhân khác (theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO).

Các triệu chứng covid kéo dài phần lớn là mệt mỏi, sau đó là biến chứng về thần kinh như đau đầu, rối loạn tập trung chú ý, mất mùi, mất trí nhớ, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ; các bệnh lý liên quan đến tâm thần như hoang tưởng, thay đổi tâm trạng, chóng mặt, đột quỵ... ngoài ra còn có một số báo cáo về huyết khối tĩnh mạch não, viêm màng não, hội chứng guillain - barré và hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có hồi phục (pres), bác sĩ đức cho hay.

Đau đầu, chóng mặt

Đau đầu là một trong những triệu chứng thần kinh phổ biến nhất ở f0 giai đoạn cấp tính và khi đã khỏi bệnh. đau đầu giai đoạn hậu nhiễm thường đi kèm với chứng sợ ánh sáng và cứng cổ. đau có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên đầu, đau ở thái dương hoặc trán. nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị có thể gây mất ngủ, mệt mỏi, stress, sụt cân và tiến triển thành mạn tính. bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị di chứng đau đầu, chóng mặt hậu covid-19 nếu sau 7-10 ngày không cải thiện.

Rối loạn giấc ngủ

Thời gian qua bệnh viện tâm anh đã tiếp nhận một số trường hợp đến khám vì mất ngủ trong và sau khi mắc covid-19. "nguyên nhân ban đầu là những sang chấn tâm lý mà đại dịch gây ra, viêm các dây thần kinh hoặc một di chứng thần kinh khác mà ncov gây ra", bác sĩ đức nói.

Rối loạn giấc ngủ có thể biểu hiện ở nhiều trạng thái khác nhau, như 57% khó vào giấc ngủ, thậm chí không ngủ; 46% ngủ ít hơn bình thường và 36 % có ác mộng khi ngủ. tình trạng này kéo dài có thể gây mệt mỏi, đau đầu, suy kiệt, stress, trầm cảm. trường hợp rối loạn giấc ngủ kéo dài trên một tuần không cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. đặc biệt người bệnh không nên tự ý sử dụng thu*c ngủ có thể gây ra tình trạng nghiện, nhờn thu*c.

Sương mù ở não

Sương mù ở não liên quan đến khả năng suy nghĩ, trí nhớ và sự tập trung, biểu hiện theo nhiều cách khác nhau như suy nghĩ chậm, mất trí nhớ, khó nhớ từ, lú lẫn, khó tập trung và dễ mất tập trung. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, như thiếu oxy do tổn thương phổi, virus xâm nhập vào tế bào não, cũng như những rối loạn miễn dịch tự miễn cơ thể, đột quỵ não..., bác sĩ Đức phân tích. Điều trị sương mù não phụ thuộc vào nguyên nhân, đồng thời bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ như tập thể dục, ngủ đủ giấc, tăng lượng protein, trái cây, chất béo lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, tham gia các hoạt động xã hội...

Đột quỵ

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân Covid-19 ở mức 2,3%, ở bệnh nhân nặng tỷ lệ này có thể đạt tới 6%. Di chứng rối loạn đông máu sau nhiễm Covid-19 là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ.

Theo bác sĩ Đức, nguy cơ đột quỵ hậu nhiễm Covid-19 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và ở cả những người không có yếu tố nguy cơ đột quỵ. Do đó, nếu sau giai đoạn phục hồi mà cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu đột ngột, nôn ói, chóng mặt, tê chân tay, co giật hoặc yếu liệt nửa người... cần đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức đang tư vấn cho một F0 khỏi bệnh gặp nhiều di chứng hậu nhiễm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hội chứng Guillain - Barré (GBS)

Hiện đã có báo cáo ghi nhận một số trường hợp gbs có liên quan đến covid-19, chủ yếu ở nam giới và trên 50 tuổi. hội chứng này là bệnh viêm đa dây thần kinh cấp tính hiếm gặp, gây tê bàn tay, bàn chân, có thể ảnh hưởng đến các cơ nuốt gây nuốt sặc, ảnh hưởng cơ hô hấp làm bệnh nhân không thể thở. trường hợp này cần phải nhập viện để điều trị bởi bệnh diễn tiến khá nhanh và có thể gây ra ch*t người do sặc thức ăn vào phổi hay ngưng thở.

Huyết khối tĩnh mạch não

Đây là một biến chứng khá hiếm gặp với tỷ lệ chung khoảng 0,3%. người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cũng có khả năng gặp huyết khối tĩnh mạch não nếu đã từng mắc covid-19. các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm các dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ như đau đầu tiến triển, nôn ói, mờ mắt do phù gai thị, suy giảm thần kinh khu trú, giảm ý thức và co giật.

Viêm màng não, viêm não

Tạp chí international journal of infectious diseases đăng báo cáo về trường hợp đầu tiên bị viêm màng não, viêm não liên quan đến covid-19 năm 2020. người bệnh là một người nhật bản, nhập viện cấp cứu vì co giật kèm theo bất tỉnh, trước đó có xuất hiện mệt mỏi, sốt, nôn ói. các nhà khoa học đã xác nhận khả năng làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của ncov.

Hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có hồi phục (PRES)

Bệnh nhân bị nhiễm nCoV nặng có phản ứng viêm mạnh, gây ra cơn bão cytokine làm tổn thương hàng rào máu não và có thể dẫn đến hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có hồi phục. Các đặc điểm của hội chứng này có thể bao gồm các triệu chứng như nhức đầu, thay đổi ý thức, rối loạn thị giác, co giật và giao động huyết áp.

Bác sĩ minh đức cho hay mức độ nặng nhẹ của các di chứng thần kinh sau mắc covid-19 khác nhau ở mỗi người. những trường hợp sau nhiễm covid có các triệu chứng về thần kinh cần đến khám sớm với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được tư vấn chương trình chăm sóc phù hợp.

Bệnh viện đa khoa tâm anh triển khai chương trình chăm sóc, khám tầm soát và điều trị toàn diện các di chứng hậu covid-19 với các chuyên khoa sâu như hô hấp, tim mạch, nội tiết, nội thần kinh, đái tháo đường, cơ xương khớp, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh, dinh dưỡng... bên cạnh tư vấn, tầm soát thể chất, tâm lý, bệnh viện còn dự phòng các nguy cơ sức khỏe cho người bệnh, phòng tránh di chứng nặng do covid-19.

Liên hệ đặt lịch khám với các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

- Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858

- TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789.

Quỳnh Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhung-di-chung-than-kinh-hau-covid-19-4430060.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) với khối u nặng 80kg được các bác sĩ chẩn đoán bước đầu là u sợi thần kinh. Vậy u sợi thần kinh là gì?
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY