Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Tên khoa học là Allium ramosum L. (dạng hoang dã, đồng nghĩa: Allium odorum L.) hay Allium tuberosum Rottler ex Spreng. (dạng gieo trồng), thuộc họ Hành (Alliaceae). Các văn bản gần đây chỉ liệt kê nó dưới tên gọi Allium ramosum. Một số nhà thực vật học còn đặt cả các giống hoang dã và giống gieo trồng vào A. ramosum do có nhiều dạng trung gian tồn tại. Mùi vị của nó là trung gian giữa tỏi và hành tăm.
Mô tả: Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20-50cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Á ôn đới, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng. Thường trồng bằng củ tách ở cây đã tàn lụi. Có thể trồng vào mùa xuân, hoặc thu đông là tốt nhất. Ta thường thu hái rau hẹ quanh năm, thường dùng tươi. Còn quả chín, phải chờ mùa thu đông, lấy về phơi khô, đập lấy hạt.
Thành phần hóa học: Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C.
Tính vị, tác dụng: Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Rau Hẹ có vị cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu, vít tinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt Hẹ dùng chữa chứng mộng tinh, di tinh, đái ra huyết, lưng gối mỏi, tả và chứng đàn bà bạch đới và ỉa chảy. Còn dùng chữa viêm tiền liệt tuyến. Liều dùng 6-12g. Cây Hẹ dùng trị cơn hen suyễn nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ họng khó nuốt, đổ máu cam, lỵ ra máu, viêm mũi, viêm tiền liệt tuyến. Ngày dùng 20-30g giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng ngoài, lấy nước Hẹ nhỏ tai trị viêm tai giữa. Rễ Hẹ là vị Thu*c tẩy giun kim rất nhẹ nhàng và hiệu nghiệm.
9. Di tinh: Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.
10. Sản hậu chóng mặt bất tỉnh: Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12g, đâm nát hoà ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.
Hạt hẹ (cửu tử) có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân, huyết trắng đới hạ.
+ Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 - 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.
+ Rượu bổ dùng cho nam giới: hạt hẹ 40g, tằm đực khô 200g, dâm dương hoắc 120g, câu kỷ tử 40g, kim anh tử 100g, ngưu tất 60g, ba kích 100g, thục địa 80g, sơn thù 60g, mật ong 800ml, rượu 400 4 lít. Ngâm 20 - 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Tăng cường hoạt động Sinh d*c.
- Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 200g, gạo lứt 300g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.
Chủ đề liên quan:
Allium tuberosum ăn hẹ nóng hay mát ăn rau hẹ nhiều có tốt không các món ăn từ rau hẹ cây hẹ Cửu thái tử dược liệu hình ảnh cây hẹ rau hẹ bổ thận tác dụng của hẹ với phụ nữ tác dụng của lá hẹ với nam giới uống nước lá hẹ tươi